Tìm hiểu sơ về ảnh nổi 3D và film nổi 3D - BlackBerry PlayBook nhà ta hỗ trợ film 3D theo dạng nào??

Thảo luận trong 'Nhận Xét - Đánh Giá - Thảo Luận Chung' bắt đầu bởi connhen4mat, 1/8/11.

  1. Tại Mobile World Congress 2011 được tổ chức bởi TAT. 1 Đoạn Video cho thấy PlayBook có thể trình chiếu các hình hoặc đoạn phim về 3D


    Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về khái niệm của 3D (3-Dimension). Mình xin trình bày 1 số kiến thức mà mình đã sưu tầm được. Để mọi người có thể tự tin khi nói rằng BlackBerry PlayBook có thể hỗ trợ xem film 3D. ^^!

    Thế giới của thị giác 2 mắt:
    Con người cảm nhận không gian 3 chiều thông qua các giác quan như: thị giác, xúc giác, và cảm giác bản thể...). Trong đó thị giác thu nhiều thông tin nhất.
    Vậy cảm nhận chiều sâu qua 2 mắt bằng cách nào? -> Khi quan sát bằng 2 mắt, có 2 yếu tố giúp ta cảm nhậm được chiều sâu:
    1./ Sự điều tiết của mắt
    2./ Góc chập của mắt​
    Nhờ tiếp thu được thông tin từ 2 góc nhìn khác nhau, thị giác hai mắt giúp ta định được khoảng cách và do đó nhận thức được tính vô tận liên tục của chiều không gian thứ 3.
    Vậy nguyên lý cơ bản của hầu hết các thể loại hình ảnh nổi là sự mô phỏng thị giác hai mắt đối với đối tượng sự vật. Nói cách khác, hiệu ứng 3D ở các loại ảnh nổi hay phim nổi đều giống nhau ở bản chất: nhằm gửi đến mắt trái và mắt phải người quan sát một cách tách biệt hai hình ảnh tương ứng với góc lệch bên trái và bên phải của đối tượng (nếu tách biệt không tốt sẽ có hiện tượng nhòe hình). Sự chập ảnh vô thức của não bộ sẽ gây nên ấn tượng chìm hay nổi của đối tượng sự vật. Đó là sự khác biệt lớn nhất đối với hình ảnh 2D truyền thống - khi người quan sát dù đứng ở bất kỳ góc nào thì mắt trái và phải cũng chỉ nhìn thấy một khuôn hình giống hệt nhau. Tuy nhiên cần lưu ý rằng 1/4 số người trong số chúng ta không ý thức rõ rệt về độ nổi trong không gian ba chiều, khi đi xem phim nổi, họ cũng không thấy khác gì phim thường.
    Lược sử các loại ảnh nổi và phim nổi

    1) Ảnh stereo nhìn chéo và nhìn song song
    Phương pháp sơ khai nhất để quan sát hiệu ứng nổi 3D là đặt hai ảnh trái phải của đối tượng bên cạnh nhau. Mắt trái nhìn vào ảnh bên phải, mắt phải nhìn vào ảnh bên trái (Cross view). Ta sẽ thấy một bức ảnh 3D nổi ra ngoài màn ảnh
    [​IMG] [​IMG]
    Ngược lại nếu đảo vị trí hai ảnh, rồi mắt trái nhìn vào ảnh bên trái, mắt phải nhìn vào ảnh bên phải (Parallel view), ta sẽ thấy một bức ảnh 3D lõm sâu vào trong màn ảnh.
    [​IMG] [​IMG]
    Nhược điểm của phương pháp này là phải tập luyện rất nhiều, không phải ai cũng có thể nhìn ra được. Và nhìn nhiều quá cũng gây chóng mặt nhức đầu do sự tập trung và điều tiết mắt quá độ.

    2) Ảnh ảo không gian ba chiều (Auto-stereogram)
    Đối tượng ba chiều cần quan sát là ảo và được giấu dưới cấu trúc nền. Nhược điểm là phân giải kém, màu sắc đơn điệu do trùng với màu nền, và cần tập luyện nhiều mới quan sát được. Đây là trò chơi giấu hình được lớp trẻ hưởng ứng một thời.
    [​IMG]

    3) Ảnh toàn phương (Hologram)
    Là ảnh không ghi trực tiếp hình ảnh lên phim, mà ghi các mẫu giao thoa bằng laser lên một môi trường nhạy quang. Khi xem ảnh không cần dùng kính mà vẫn thấy nổi. Tuy nhiên, nhược điểm là độ phân giải kém do kết hạt và rất ít màu sắc. Ảnh Hologram đã xuất hiện ở Việt Nam từ cách đây hàng chục năm, dưới dạng đồ chơi của trẻ em.
    [​IMG]

    4) Ảnh và phim phân màu Anaglyph

    [​IMG] [​IMG]

    [​IMG]

    Ảnh trái - phải được phân màu
    Cyan - Red rồi trộn lại
    Hai ảnh gốc stereo mỗi ảnh được phân một kênh màu khác nhau rồi lồng vào nhau. Khi quan sát ảnh anaglyph, ta phải đeo kính Red-Cyan. Nhờ mỗi mắt kính có tác dụng lọc màu chỉ cho ảnh tương ứng truyền qua nên mắt trái ta chỉ thấy ảnh trái, mắt phải chỉ thấy ảnh phải. Và do đó, ta sẽ có cảm giác nổi 3D mà không cần nỗ lực điều tiết mắt đặc biệt gì cả. Hạn chế của phương pháp này là bị mất bớt màu sắc khi quan sát ảnh do phải qua kính lọc màu. Công nghệ Anaglyph mà khá phổ biến trong điện ảnh 3D nhưng ít khi được dùng để xem ảnh tĩnh. Xem một số mẫu ảnh Anaglyph tại đây (cần kính Red-Cyan)

    5) Ảnh lật (Flip) và ảnh biến hình (Morphing)
    Khi nhìn vào tấm ảnh Flip hay Morphing dưới các góc khác nhau, ta thấy những hình ảnh khác nhau lật qua lật lại (2 đối với Flip và 3-10 với Morphing). Khá sống động vì có thể mô tả sự chuyển động của một vật thể nào đó. Tuy nhiên, hoàn toàn không có hiệu ứng ba chiều (và không được xếp vào dạng ảnh nổi). Thường thấy trên các móc chìa khóa hay thước kẻ nhựa nhập từ Trung Quốc.
    [​IMG]
    6) Ảnh cắt lớp giả 3D (multi-layers 2D to pseudo-3D)
    Được tạo ra bằng cách đặt các lớp phẳng bẹt chồng lên nhau (từ 2-5 lớp), mỗi lớp là một layer tương ứng với một đối tượng. Cảm giác nổi có được là nhờ hiệu ứng tạo khoảng cách giữa các lớp. Không gian giả 3D là không gian rời rạc và lượng thông tin trong tấm ảnh đó chỉ ngang với một ảnh 2D. Ưu điểm là rất dễ làm nên giá thành rẻ.

    7) Ảnh nổi 3D tích hợp (integrated image)
    Hay còn gọi là ảnh 3D chân thực (real-world 3D) dùng tấm vi thấu kính (lenticular). Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về công nghệ này trong mục Nguyên lý của ảnh nổi 3D tích hợp
    [​IMG]

    8) Phim nổi 3D dùng công nghệ phân cực
    Dùng nguyên lý phân cực ánh sáng để tách hình ảnh mắt trái và mắt phải. Là công nghệ chiếu phim nổi 3D phổ biến nhất hiện nay ở các rạp phim 3D. Một số mẫu TV 3D của các hãng lớn cũng dùng công nghệ này (loại TV 3D dùng kèm kính). Xem thêm phần Màn hình 3DMáy chiếu 3D
    [​IMG]

    9) Màn hình 3D dùng công nghệ chớp tắt điện tử theo thời gian (shutter)
    Các hình ảnh trái và phải của phim 3D hay ảnh 3D được tách ra rồi tạo thành các dòng điểm ảnh xen kẽ (dòng chẵn-lẻ tương ứng với ảnh trái-phải). Dùng card đồ họa chuyên dụng có thể điều khiển các dòng chẵn lẻ chớp tắt liên tục và xen kẽ theo thời gian với tần số cực nhanh. Người xem sử dụng một kính điện tử được đồng bộ hóa với tần số đó có thể quan sát thấy hiệu ứng 3D. Công nghệ này cũng được nhiều hãng phát triển dùng để xem phim nổi 3D hoặc chơi game 3D. Nhược điểm do sự chớp tắt liên tục (dù rất nhanh) có thể gây mỏi mắt nếu xem trong thời gian dài.

    10) Màn hình 3D dùng vi thấu kính (lenticular) hoặc parallax barrier.
    Cho hiệu ứng 3D tương tự như ảnh 3D tích hợp. Là công nghệ dùng cho TV 3D của tương lai (một số hãng đã bắt đầu phát triển và giới thiệu ở CES '09). Không cần dùng kính để xem hiệu ứng 3D, tuy nhiên có thể bị hạn chế về vị trí quan sát.

    Sau khi tìm hiểu sơ lược về các loại hình nổi và ảnh nổi.
    Có vài lưu ý về 3D cần hiểu đó là: 3D nếu hiểu 1 cách toàn vẹn và đầu đủ là phải gắn với con người, tức là phải gắn liền với qui luật sinh lý thị giác của con người: Vì con người có 2 mắt nên thế giới quan của con người là thế giới quan Stereo. Công nghệ 3D thực thụ phải đem lại cảm giác đắm chìm (immersion) của chủ thể quan sát vào trong đối tượng quan sát. Do đó khi một hình ảnh (images), một mô hình (model) hay hoạt cảnh (scene) được tái hiện bằng các phương tiện kỹ thuật số thì nó chưa được gọi là 3D đầy đủ và thỏa mãn nếu chưa thỏa mãn yếu tố trên.
    Do đó, khi một hình ảnh (image), mô hình (model) hay hoạt cảnh (scene) được tái hiện lại bằng các phương tiện kỹ thuật số (máy tính, máy ảnh, ...), nó chưa được coi là 3D đầy đủ và đích thực nếu chưa thỏa mãn yếu tố trên. Một mô hình dựng trên 3DSmax, Maya có thể được coi là một thực thể 3D chưa trọn vẹn bởi nó mới có tính dữ liệu 3D (3D data) mà chưa có tính thể hiện 3D (3D display). Tính hình khối của đối tượng chỉ thể hiện gián tiếp thông qua các lệnh xoay, dịch chuyển, hay các hiệu ứng chiếu sáng và đổ bóng nhờ các công cụ điều khiển. Khi kết xuất (render) rồi trình chiếu trên các phương tiện thông thường như màn hình máy tính, TV, hay in ra giấy, ở mỗi thời điểm và mỗi vị trí, người quan sát chỉ nhận được những hình ảnh 2D. Chỉ khi dữ liệu đó được kết xuất ra hai luồng trái phải và được hiển thị 3D thì mới được coi là 3D đầy đủ.

    Trong điện ảnh, nhiều người không phân biệt được giữa phim 3D đầy đủ và phim có dữ liệu 3D (nên đều gọi là phim 3D). Phim 3D đầy đủ nếu gọi đúng tên thì phải là phim 4D (3 chiếu không gian + 1 chiều thời gian) như là phim Avatar đang trình chiếu ở Megastar. Các phim hoạt hình như Shrek, Toy Story của Hollywood hay Con ếch xanh của Việt Nam đều là phim có dữ liệu 3D (2 chiều không gian + 1 chiều thời gian). Khi trình chiếu trên màn hình thông thường, sự khác biệt giữa các phim đó với các phim 2D như Cinderella mà khán giả thấy được chỉ là sự thể hiện tốt hơn hiệu ứng chiếu sáng và bóng đổ của các đối tượng trong phim. Nhưng nếu chỉ vậy, phim điện ảnh quay bằng camera cũng thỏa mãn tiêu chí đó, liệu có thể coi là 3D ???
    Nguồn tài liệu lấy từ trang http://www.cooplab3d.com/ ; Xin cám ơn!!!​
     
    connhen4mat

    connhen4mat
    Expand Collapse

    Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    11/4/11
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    34

Chia sẻ trang này

PING