CHIA SẺ Sự phát triển của Android thông qua từng phiên bản được phát hành

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp - Chia Sẻ Kinh Nghiệm Sử Dụng' bắt đầu bởi Alan, 2/2/17.

  1. bb10-priv-blackberry-theme-hero.jpg

    Dường như ở thời điểm hiện tại, nếu phải trả lời câu hỏi rằng đâu là nền tảng xuất hiện nhiều nhất trên các thiết bị từ di động đến Desktop, thì gần như toàn bộ câu trả lời đều sẽ hướng tới một cái tên duy nhất đó là Android. Sự đa dạng của Android là một điều không thể bàn cãi, khi nó không chỉ dừng lại ở sự phổ cập cho smartphone hay tablet, mà giờ đây, từ Smart TV, tới xe hơi, hay đồng hồ thông minh… chúng ta đều thấy sự có mặt của nền tảng này để nó có thể giao tiếp một cách trực tiếp với người dùng của mình. Và cũng chính BlackBerry lựa chọn nền tảng này để phát triển theo xu hướng mới đó là Secure Android

    Dù vậy, để đạt được một thị phần ấn tượng như vậy, Android đã phải trải qua các thăng trầm trong suốt lich sử phát triển của mình từ những ngày đầu tiên còn ấp ủ như một dự án nền tảng di động từ những năm 2003 mà không phải ai cũng biết. Và với sự ra mắt của phiên bản Android 7.0 Nougat trong thời gian gần đây, thì chúng ta sẽ cùng nhau nhìn qua các bước phát triển của Android thông qua từng phiên bản phát triển tính năng từ Android 1.0 đến nay

    Android và thời điểm trước khi phân phối ra phiên bản thương mại chính thức

    1.jpg

    Vào tháng 10 năm 2003, Android Inc, khi đó được biết đến như là một công ty công nghệ được thành lập bởi Andy Rubin, Rich Miner, Nick Sears và Chris White. Theo Andy Rubin cho biết, mục tiêu của Android Inc lúc bấy giờ không giống như những gì ở thời điểm hiện tại khi mà các nhà sáng lập lúc đó hướng tới việc tạo ra một nền tảng cao cấp nhưng cho các máy ảnh kĩ thuật số, và biến chúng thành một thiết bị thông minh hơn trong việc nhận ra vị trí hiện tại của người dùng

    Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn không lâu sau đó, các mục tiêu này nhanh chóng nhận ra được trở ngại về thị phần khi mà thị trường máy ảnh không chiếm một số lượng đủ lớn để biến nền tảng này thành một công cụ tiềm năng, và cũng chính vì lí do đó, mà Android Inc ngay lập tức hướng sự chú ý của họ vào thị trường béo bở hơn ở mảng smartphone đang lên như diều gặp gió ngay cả khi mà Symbian và Windows Mobile là những nền tảng lớn đã thống trị từ lâu khi nhắc đến điều này

    Ngay cả khi có sự định hướng rõ ràng như vậy, thì với bản thân không hề có một sự vững chãi trong khả năng phát triển, cũng như các vấn đề liên quan đến các nhà tài trợ và nguồn vốn rót vào đã đẩy đến thương vụ mua lại hoàn toàn Android Inc với không khách hàng không ai khác chính là Google vào thời điểm 17/8/2005 với phần lớn đội ngũ phát triển ban đầu của công ty này vẫn được giữ nguyên để tiếp tục công việc trước đó của họ. Sau đó, Android hoạt động như một đội trong số các đội khác nhau của Google dưới sự dẫn dắt của Andy Rubin bắt đầu phát triển một nền tảng mới với phần nhân từ Linux giống như điều họ làm đến thời điểm hiện tại. Và biểu tượng chú robot màu xanh tượng trưng cho Android được thiết kế bởi Irina Blok, và nó gắn liền với nền tảng này từ phiên bản thử nghiệm đầu tiên phát hành vào 5/11/2007

    Phiên bản Android 1.0

    2.jpg

    Android 1.0 là phiên bản thương mại đầu tiên của hệ sinh thái Android được phát hành chính thức vào ngày 23/9/2008 sau một quá trình thử nghiệm kéo dài, và đi kèm với phiên bản này không ai khác là thiết bị di động đầu tiên của nền tảng, HTC Dream

    Mặc dù đây chỉ là phiên bản đầu tiên của Android, thế nhưng Android 1.0 đã đặt một nền móng mạnh mẽ trong các tính năng của hệ sinh thái này khi mà chúng ta thấy một sự đa dạng trong các tính năng được tồn tại và sử dụng cho đến ngày nay, bao gồm trình duyệt web, khả năng hỗ trợ hệ thống camera tích hợp trên thiết bị di động, đồng bộ hóa dịch vụ Google Mail thông qua ứng dụng Gmail, trình phát video trên YouTube, Google Maps, danh bạ Contacts, và ứng dụng lịch Calendar cũng có khả năng đồng bộ hóa

    Ngoài những tính năng có sẵn, người dùng có thể tải thêm các ứng dụng khác được đăng tải một cách đầy đủ trên Android Market có thể được tìm thấy trên màn hình chính của thiết bị. Trong vòng 5 tháng sau đó, vào ngày 9/2/2009, phiên bản nâng cấp Android 1.1 chính thức được phát hành trong việc bổ sung thêm một vài tính năng hữu ích và sửa phần lớn lỗi được tìm thấy trên người tiền nhiệm của mình trước đó

    Android 1.5 Cupcake

    3.jpg

    Android 1.5 Cupcake là phiên bản nâng cấp tiếp theo trong hệ sinh thái Android được ra mắt vào ngày 27/4/2009, và đây đồng thời là phiên bản gây sự chú ý nhiều nhất khi nó gần như là bản Android đầu tiên mang tên mã của một món bánh tráng miệng, một trong những đặc trưng cơ bản làm nên thương hiệu của hệ sinh thái dành cho thiết bị di động này. Kể từ đó, các phiên bản Android khác sau này đều được có một tên mã được xây dựng dựa trên các quy luật được đặt ra bởi trụ sở chính của Google đặt tại Mountain View, California

    Với sự ra mắt của Android 1.5 Cupcake, thì đã có rất nhiều những tính năng mới mẻ khác được đội ngũ phát triển của Google mang vào cho nền tảng của họ, mà không thể nào bỏ qua hệ thống widget được xem như là một phiên bản thu nhỏ của ứng dụng để người dùng có thể tương tác và xử lí ngay trên chính màn hình chính của thiết bị mà không cần phải mở chúng lên. Bên cạnh đó, Android 1.5 Cupcake cũng được bổ sung thêm khả năng xử lí các video định dạng MPEG-4 khá phổ biến tại thời điểm bấy giờ, khả năng tự động kết nối thông qua chuẩn Bluetooth, phát âm thanh chuẩn Stereo, cũng như cho phép người dùng sử dụng hình ảnh để thêm vào trong các số liên lạc yêu thích của mình

    Android 1.6 Donut

    4.jpg

    Chỉ trong vòng chưa đầy 5 tháng sau khi phiên bản Android 1.5 được đưa đến tay người dùng, thì vào ngày 15/9/2009, Google một lần nữa tung ra bản nâng cấp Android 1.6 Donut với khả năng hỗ trợ hiển thị nội dung một cách tốt hơn các thiết bị với màn hình độ phân giải tiêu chuẩn WVGA (780 x 480 pixels), cũng như các ứng dụng về Gallery và Camera được tích hợp sâu hơn vào trong nền tảng nhằm mang lại một trải nghiệm tốt hơn trong việc chụp và xem chúng với tốc độ nhanh hơn và dễ dàng hơn trước

    Khả năng tìm kiếm bằng kí tự và giọng nói cũng có sự cải tiến trong hệ thống Bookmarks, History, Contacts và nội dung từ Internet, cũng như cho phép đội ngũ phát triển ứng dụng từ nhiều bên có thể thêm các nội dung của họ vào trong các kết quả tìm kiếm được trả về. Điều đó đồng nghĩa với việc Android 1.6 Donut mang đến một cảm giác tốt hơn trong sự gắn kết giữa các bên phát triển nên hệ sinh thái này, ngay cả khi đó là từ Google hay một bên thứ 3 nào khác

    Android 2.0 Éclair

    5.jpg

    Ngày 26/10/2009 đón nhận phiên bản phân phối thứ 3 của hệ điều hành Android được ra mắt trong cùng một năm với tên mã Android 2.0 Éclair. Và so với các phiên bản từng được ra mắt trước đây, Android 2.0 Éclair thực sự là một bước nhảy vô cùng lớn của nền tảng này trong việc bổ sung hàng loạt những tính năng vô cùng quan trọng, mà điển hình là khả năng hỗ trợ hệ thống thư điện tử Microsoft Exchange, bên cạnh việc nâng cấp các thuật toán tìm kiếm để người dùng có thể tìm ra được chính xác thư điện tử mà họ cần giữa nhiều tài khoản khác nhau được hiển thị chung trong cùng một hộp thư đến

    Các tính năng nhắn tin kí tự cũng được cải thiện với việc người dùng giờ đây cũng có thể tìm kiếm được các nội dung được lưu trong SMS và MMS, hay tốc độ nhập dữ liệu được nâng cao hơn thông qua sự cải tiến của hệ thống bàn phím ảo trên màn hình cảm ứng

    Hệ thống camera cũng mang đến nhiều sự hỗ trợ, mà quan trọng là việc cho phép tích hợp thêm sự có mặt của đèn flash, hay chế độ phóng to kĩ thuật số, các hiệu ứng màu và chế độ chụp Macro

    Sau đó, các phiên bản Android 2.0.1 được ra mắt vào 3/9/2009 và Android 2.1 ra mắt vào 12/1/2010 là những phiên bản hướng đến sự cải tiến các tính năng vốn có trên Android 2.0 Éclair và sửa các lỗi hiện có trên nền tảng này theo các bản báo cáo từ phía người dùng của mình

    Android 2.2 Froyo

    6.jpg

    Android 2.2 Froyo chính thức được cập bến các thiết bị di động vào ngày 20/5/2010. Và không giống như nhiều người lầm tưởng, Froyo không hề là một đồ chơi cho trẻ em, mà thay vào đó, Froyo là cụm từ viết tắt của “Frozen Yoghurt”, có nghĩa là sữa chua đã trong trường hợp nhiều người thắc mắc là tại sao mà Google không tuân theo quy luật đặt tên cho Android mà họ đã đề ra trước đây

    Phiên bản nâng cấp này hướng đến sự cải thiện lớn trong tốc độ và hiệu năng của toàn bộ hệ thống các thiết bị mà nền tảng này được cài đặt. Các tính năng trong sự liên kết dữ liệu thông qua cổng USB và chế độ Wi-Fi Hotspot cũng chính thức được bổ sung lên các thiết bị di động để biến đây trở thành một trong những bản Android nhận được nhiều sự đón nhận từ phía người dùng của hãng ở thời điểm lúc bấy giờ

    Với Android 2.2 Froyo, các nhà phát triển cũng mang đến cho người dùng sự hạn chế khả năng tải về của người dùng nếu như họ đang sử dụng các kết nối thiết bị di động được cung cấp bởi các nhà mạng, và đó là một trong những tính năng vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu cước di động hằng tháng nếu chẳng may họ đang kết nối 3G và thiết bị đang tải bản cập nhật ứng dụng nào đó. Cũng như bên cạnh đó, các vấn đề bảo mật cũng được quan tâm đến nhiều hơn để mang đến một hệ thống mật khẩu bao gồm cả kí tự và số để mở khóa các nội dung lưu trữ trên thiết bị

    Kho ứng dụng Android Market lúc bấy giờ cũng cải thiện khả năng tương tác với các nhóm ứng dụng được cài đặt, cũng như cải thiện khả năng tự động nâng cấp lên các phiên bản mới hơn trong trường hợp nó sẵn sàng để người dùng tải về, cũng như tự động hỗ trợ các thiết bị có mật độ điểm ảnh cao nhằm mang đến một chất lượng hình ảnh tốt hơn trong trải nghiệm

    Với những tính năng của mình, Android Froyo là một trong số các phiên bản vẫn còn được sử dụng nhiều đến thời điểm ngày nay trên các thiết bị có cấu hình thấp, ngay cả khi thị phần của nó thực sự thấp khi chỉ chiếm đến 0.1%, và Google cũng có những động thái chấm dứt sự hỗ trợ phiên bản này trong một thời gian dài trước đó để bắt buộc người dùng lên các phiên bản cao hơn, nhưng nó không thực sự hiệu quả

    Android 2.3 Gingerbread

    7.jpg

    Android 2.3 Gingerbread được biết đến như một trong số phiên bản thành công nhất của hệ sinh thái Android được phát hành chính thức vào thời điểm 6/12/2010, với một sự nâng cấp mạnh mẽ trong giao diện người dùng mà chú trọng nhất là tính dễ dàng trong các thao tác sử dụng và tốc độ tương tác với khả năng giảm thiểu tối đa thao tác cảm ứng cần thực hiện. Bàn phím ảo trên màn hình cũng được làm lại để mang đến một cảm quan tốt hơn trong cách thức nhập dữ liệu của người dùng và độ chính xác cũng được cải thiện tốt hơn

    Công nghệ kết nối gần (Near Field Communication – NFC) cũng lần đầu tiên được giới thiệu khả năng hỗ trợ kể từ phiên bản Android 2.3 Gingerbread trở đi, cùng với trình quản lý tải về Download Manager cho phép người dùng có thể tiến trình của các tập tin từ mạng Internet hay Email giờ đây dễ dàng hơn bao giờ hết

    Sự bổ sung khả năng hỗ trợ các dòng cảm biến la bàn số, phong vũ biểu và nhiều loại khác mở ra một tương lai nâng cấp về tính năng tốt hơn trên các ứng dụng phục vụ cho nền tảng, mà trong đó, chủ yếu nhất vẫn là theo dõi vị trí của người dùng, khả năng di chuyển và các hoạt động của họ đối với thiết bị di động đang sử dụng

    Android 3.0 Honeycomb

    8.jpg

    Android 3.0 Honeycomb là một phiên bản đặc biệt của nền tảng Android được phát hành vào 22/10/2011 khi Google dường như chỉ tập trung vào sự hỗ trợ các thiết bị tablet với phiên bản này, và chỉ trong vòng 2 ngày sau khi nó được ra mắt, thì Motorola Xoom, thiết bị tablet đầu tiên được cài đặt phiên bản này cũng chính thức có mặt trên thị trường

    Mặc dù Android 3.0 Honeycomb là phiên bản chỉ có thể hỗ trợ cho các dòng tablet, nhưng bù lại, hệ thống giao diện người dùng của nó đã đặt ra những bước phát triển đầu tiên cho toàn bộ hệ sinh thái Android sau này. Các thanh thông báo hệ thống giờ đây mang khả năng hiển thị các thông báo cho người dùng, trong khi các nút điều hướng cảm ứng lại nằm ở phía cạnh dưới màn hình. Vào thời điểm đó, các nút điều hướng nay, bao gồm Back, Home, Recent và Applications có thể tìm thấy trên bất kì một thiết bị Android nào, cho phép các nhà sản xuất thiết bị có thể hoàn toàn loại bỏ các phím vật lý trước đây phục vụ cho các tính năng tương tự để mở rộng phần màn hình của họ cho các phím bấm cảm ứng trên

    Một trong những cải tiến khác được nhắc đến trong mặt giao diện người dùng của Android 3.0 Honeycomb là việc hỗ trợ duyệt web đa thẻ, với chế độ Incognito cho phép người dùng hoàn toàn ẩn danh trước các địa chỉ mà mình truy cập đến và không hề lưu lại lịch sử nhằm bảo vệ tối đa các quyền riêng tư, hay một chế độ xem cao cấp khác dành cho danh bạ và email

    Cũng kể từ Android 3.0 Honeycomb, nó hoàn toàn mở ra khả năng hỗ trợ tốt hơn trên các thiết bị phần cứng cao cấp, khi mà dòng vi xử lí đơn nhân được đưa ra trong thời gian gần đây nhằm đưa smartphone dần thay thế hiệu quả hơn các máy tính truyền thống với hiệu năng vượt trội hơn trong khả năng xử lí các thuật toán về mặt đa nhiệm

    Android 3.1 là phiên bản nâng cấp được giới thiệu không lâu sau đó vào ngày 10/5/2011 với việc hỗ trợ các kết nối với các thiết bị ngoại vi tốt hơn trên cổng giao tiếp USB, trình phát âm thanh chuẩn định dạng FLAC, và khả năng thay đổi kích thước các widget trên màn hình chính để người dùng có thể tiện lợi hơn trong các thao tác sắp xếp của mình. Và sau đó, bản cập nhật khác mới hơn Android 3.2 mang khả năng hỗ trợ tốt hơn các tính năng tương tác với hệ thống Google TV

    Android 4.0 Ice Cream Sandwich

    9.jpg

    Androdi 4.0 Ice Cream Sandwich được phát hành chính thức lần đầu tiên vào ngày 18/10/2011 mang đến sự đồng nhất trong các thiết bị với khả năng tương thích cao cho bất kì smartphone hay tablet nào có thể sử dụng Android 2.3 trở về sau. Giao diện người dùng Holo cũng nhận được nhiều sự cải tiến đáng kể, mang đến cho người dùng một kiểu chữ mới Roboto được sử dụng như kiểu chữ mặc định cho toàn bộ hệ sinh thái Android trong hàng loạt các phiên bản sau đó

    Các thư mục cũng được làm lại nhằm mang đến một sự dễ dàng hơn trong việc tạo mới trên các thao tác kéo thả, các ứng dụng giờ đây cũng có thể nhận được sự truy xuất nhanh ngay từ màn hình khóa, ứng dụng camera được cải thiện trong tốc độ khởi động và xử lí hình ảnh tốt hơn trên cuộc đua độ phân giải với khả năng hỗ trợ chuẩn Full HD 1080p, và trình duyệt web mặc định có thể đồng bộ hóa với các bookmark trên Chrome không chỉ là phiên bản di động, mà còn là đối với phiên bản trên máy tính được đăng nhập sẵn tài khoản Google của người dùng

    Tính năng Face Unlock cũng được xây dựng và ứng dụng để người dùng có thể áp dụng khả năng mở khóa bằng khuôn mặt trên thiết bị, bên cạnh các tính năng bảo mật sẵn có

    Android 4.1 Jelly Bean

    10.jpg

    Ngày 9/7/2012, phiên bản Android 4.1 Jelly Bean chính thức được phân phối đến tay người dùng của mình với sự tập trung trong công việc phát triển phiên bản này hướng đến những trải nghiệm tốt hơn trong giao diện người dùng về cả hiệu năng thiết bị lẫn tính năng mà nó cung cấp. Trong đó, sự chú ý lớn nhất mà người ta có thể tìm thấy trên Android 4.1 Jelly Bean dường như là sự lãng phí quá mức của Google trong các thiết lập về đồ họa bên cạnh phần nền tảng mặc định của họ, với các công nghệ và thuật toán để đảm bảo rằng màn hình hoạt động ở mức tỉ lệ khung hình ổn định 60fps trong mọi tác vụ để mang đến sự mượt mà cao hơn và thời gian phản hồi nhanh hơn

    Các trải nghiệm âm thanh cũng có sự cải tiến không kém với khả năng hỗ trợ đa kênh cùng lúc, trình phát thông qua ngoại vi với cổng USB. Các ứng dụng Launcher đến từ bên thứ 3 cũng bắt đầu có sự định nghĩa riêng của mình kể từ phiên bản này nhằm mang đến khả năng hỗ trợ tốt hơn trong các tính năng mà mỗi launcher mang lại, cũng như một cái nhìn khác hoàn toàn mới lạ hơn những gì mặc định mà họ vốn có

    Phiên bản nâng cấp Android 4.2 cũng không mất quá lâu kể từ ngày mà Android 4.1 ra mắt để được phát hành một cách rộng rãi tới tay các người dùng của mình. Ngày 13/11/2012 là thời điểm đánh dấu sự hỗ trợ của các widget tới màn hình khóa của thiết bị, cũng như cho phép người dùng có thể mở nhanh ứng dụng camera ngay cả từ màn hình khóa để chụp hình nhanh hơn thay cho việc bắt buộc phải khởi động từ màn hình chính như trước đây. Chế độ Quick Settings cũng được thêm vào trong việc cho phép người dùng thay đổi các cài đặt cơ bản của hệ thống một cách nhanh chóng, chế độ bảo vệ màn hình Daydream cũng được thêm vào, và đi kèm với đó là khả năng hỗ trợ đa tài khoản mở rộng trên tablet thay vì đơn thuần với smartphone

    Android 4.3 là phiên bản khác mang cùng tên mã Ice Cream Sandwich được ra mắt vào 24/7/2013 với sự bổ sung phần lớn các tính năng bao gồm khả năng hỗ trợ Open GL ES 3.0 trong việc mang đến một trải nghiệm đồ họa ấn tượng hơn cho ứng dụng và đặc biệt là trò chơi, hay tính năng tiết kiệm pin tối đa trong giao tiếp trên chuẩn Bluetooth, hỗ trợ đa dạng hơn các gói ngôn ngữ và tương thích với màn hình chuẩn độ phân giải 4K còn khá mới mẻ ở thời điểm hiện tại

    Android 4.4 KitKat

    11.jpg

    Mặc dù Android K từng được Google kì vọng sẽ đặt tên Key Lime Pie cho phiên bản tiếp theo của nền tảng của mình, nhưng đến thời điểm 31/10/2013, thì Android 4.4 lại ra mắt với một biệt danh hoàn toàn mới với tên gọi KitKat, đồng thời đi kèm với đó là thiết bị Nexus 5 đầu tiên được cài đặt phiên bản này cũng được ra mắt trong cùng thời điểm

    Các sự tùy chỉnh mà Google mang đến cho Android 4.4 KitKat thực sự mang đến cho phiên bản này một cái nhìn hoàn toàn mới trong mặt giao diện người dùng, tuy nhiên đó không phải là các điểm nhấn duy nhất mà phiên bản này mang lại cho các khách hàng của họ. Chế độ Immersive Mode cũng được bổ sung kể từ phiên bản Android 4.4 KitKat cho phép các ứng dụng khởi động làm ẩn đi các phím bấm cảm ứng trên màn hình hay thanh trạng thái khi nó không thực sự cần đến, cho phép các ứng dụng giờ đây có thể mở rộng ra toàn bộ màn hình để mang đến một trải nghiệm liền mạch và đầy đủ hơn. Và nếu trong trường hợp bạn cần đến các phím cảm ứng đó, bạn có thể vuốt màn hình từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên để mang nó hiển thị trở lại trước khi ẩn đi một lần nữa sau một thời gian không còn tương tác đến nếu như bạn vẫn đang ở trong màn hình làm việc của một ứng dụng nào đó

    Các tính năng liên quan đến thẻ NFC cũng được mở rộng trong Android 4.4 KitKat sau khi tích hợp công nghệ này vào trong các phiên bản trước đó, dù rằng nó thực sự không gây quá nhiều sự ấn tượng với người dùng. Nhưng điều đó cũng không thể phủ nhận công dụng mà tính năng này mang lại khi người dùng có thể sử dụng các thẻ NFC và ghi nội dung lên đó để sử dụng chúng trong các giao dịch, hoặc trao đổi các nội dung liên quan đến danh bạ cho mọi người xung quanh

    Android Wear

    12.jpg

    Ngày 18/3/2014 là thời điểm hoàn toàn đặc biệt của Android khi chứng kiến sự ra mắt của một phiên bản hoàn toàn mới – Android Wear được đặc biệt thiết kế và xây dựng trong việc hỗ trợ các dòng thiết bị đeo tay, mà điển hình là Smartwatch song song đồng thời bên cạnh Android dành cho smartphone và tablet khác chúng ta thường sử dụng

    Android Wear sử dụng Google Now và công nghệ thông báo di động trong việc mang các thông tin quan trọng tới các thiết bị đeo tay của người dùng, mặc dù trước đó, nó cần phải có sự ghép đôi với các thiết bị smartphone gốc sử dụng Android 4.3 trở lên để nhận được các trải nghiệm đầy đủ nhất

    Các thiết bị sử dụng Android Wear thời đó không thật sự nhiều, khi chúng ta chỉ có thể thấy được một số cái tên điển hình, bao gồm Samsung Gear Live và LG G Watch được ra mắt lần đầu vào ngày 25/6/2014, và sau đó là dòng sản phẩm Moto 360 ra mắt một cách trễ hơn vào đầu tháng 9 năm đó

    Mặc dù là một cái tên mới mẻ nếu so sánh với các anh em Android khác, thế nhưng điều đó không thể cản được sự phát triển mạnh mẽ trong thị phần của mình khi nhanh chóng được lựa chọn làm nền tảng chính cho hơn 720,000 thiết bị smartwatch khác chỉ trong vòng 6 tháng kể từ ngày ra mắt chính thức

    Ngày 10/10/2014, một phiên bản cập nhật của Android Wear được đưa ra với sự bổ sung đáng chú ý trong khả năng tạo và cài đặt các giao diện người dùng tùy chỉnh để phù hợp hơn với đại đa số khách hàng khó tính của mình, cũng như tương tác một cách tốt hơn với phiên bản Android 5.0 Lollipop ra mắt không lâu trước đó

    Android 5.0 Lollipop

    13.jpg

    Android 5.0 Lollipop, mặc dù được giới thiệu từ khá sớm vào ngày 25/6/2014 trong khuôn khổ sự kiện Google I/O thường niên của Google, nhưng phải mãi đến thời điểm 12/11/2014, thì phiên bản này mới được chính thức phân phối tới tay người dùng để họ có thể cập nhật trên các thiết bị sẵn có của mình

    Một lần nữa, giao diện là vấn đề trọng tâm nhận được nhiều sự chú ý nhất từ phía đội ngũ phát triển của Google trong lần ra mắt lần này, với một thiết kế mang xu hướng phẳng hơn đặt nền móng cho chủ đề Material Desgin sau này. Các thông báo cũng được tối ưu hóa trong việc hỗ trợ hiển thị một cách trực tiếp trên màn hình khóa của thiết bị để người dùng có thể theo dõi một cách trực tiếp mà không cần phải mở khóa chúng lên, dù rằng khả năng tương tác với các widget trên màn hình này cũng bị loại bỏ chính thức kể từ phiên bản này

    Dự án Project Volta cũng được chính thức áp dụng trên phiên bản Android 5.0 Lollipop trong việc cải thiện thời lượng sử dụng pin một cách tốt hơn so với các phiên bản trước đó, vốn là một vấn đề gây ra nhiều sự nhức nhối trong khoảng thời gian dài trước đó. Không gian lưu trữ trên thẻ nhớ microSD cũng được chia sẻ tốt hơn trong việc cho phép các ứng dụng xuất phát từ các bên thứ 3 có thể mang các dữ liệu của mình lên đó trong khi phần lõi chính ở thời điểm đó vẫn được cố định trong bộ nhớ máy. Tính năng Smart Lock cũng cải thiện tốt hơn hệ thống bảo mật vốn có với sự dễ dàng trong việc khóa và mở khóa thiết bị phụ thuộc vào các điều kiện sẵn có được thiết lập từ phía người dùng trong các lần sử dụng trước đó

    Phiên bản Android 5.1 Lollipop chính thức ra mắt vào 9/3/2015 mang đến hệ thống âm thanh chất lượng cao hơn trong các cuộc gọi thực hiện trên thiết bị, hỗ trợ nhu cầu sử dụng đa SIM trên các thiết bị di động, các cài đặt Wi-Fi và Bluetooth cũng được mang lên thanh tùy chỉnh nhanh Quick Settings và hệ thống bảo mật tốt hơn và chính xác hơn

    Android 6.0 Marshmallow

    Android-6.0-Marshmallow-wallpapers-AA-840x504.jpg

    Cũng giống như người tiền nhiệm Android 5.0 Lollipop trước đó của mình, thì Android 6.0 Marshmallow cũng được giới thiệu từ khá sớm trong sự kiện Google I/O vào tháng 5/2015, nhưng mà mãi đến tháng 10 cùng năm, thì phiên bản này mới chính thức đổ bộ một cách rộng rãi trên nhiều thiết bị khi được phân phối từ phía Google thông qua hệ thống OTA và tới các nhà sản xuất thiết bị

    Bản nâng cấp Android 6.0 Marshmallow mang đến cho người dùng một tính năng hoàn toàn mới Now On Tap trong việc cung cấp một cách tốt hơn các kết quả tìm kiếm với Google dựa trên lịch sử tìm kiếm được thực hiện từ trước đó. Cùng với đó, điểm nhấn lớn nhất và được nhiều người dùng đánh giá cao nhất trên phiên bản này là hệ thống quản lý năng lượng tốt hơn được kế thừa và phát triển từ Android 5.0 Lollipop trong những nỗ lực mang đến thời lượng sử dụng dài hơn cho người dùng trên các phần cứng khác nhau mà nhà sản xuất thiết bị mang đến

    Bên cạnh đó, tính năng Adoptable Storage cũng đưa thẻ nhớ microSD trở nên tiện dụng hơn, khi bên cạnh một dung lượng hỗ trợ lớn hơn, người dùng giờ đây có thể sử dụng nó như một công cụ mở rộng cho bộ nhớ trong với các quyền truy xuất, cài đặt ứng dụng, hệ thống tương tự như cách mà thiết bị làm với bộ nhớ trong mặc định thiết bị

    Với sự phát triển của các tính năng bảo mật vân tay, và chuẩn kết nối USB Type-C phổ biến hơn, thì Android 6.0 Marshmallow cũng có sự hỗ trợ tốt hơn trong khả năng tương tác. Điều đó mở ra một sự dễ dàng hơn đối với các nhà sản xuất thiết bị trong việc tích hợp các tính năng này lên các thiết bị của họ mà không còn quá lo ngại về khả năng hoạt động chính xác của chúng như với các phiên bản Android khác được ra mắt trước đây

    Với những gì làm được của mình, Android 6.0 Marshmallow đã trở thành một trong những phiên bản được sử dụng nhiều nhất trong đại gia đình Android cho tới thời điểm hiện tại, với 24% thị phần trên toàn thế giới theo các thống kê tính toán đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2016

    Android 7.0 Nougat

    14.jpg

    Android 7.0 Nougat là phiên bản mới nhất của Android được ra mắt từ khá sớm dưới dạng phiên bản thử nghiệm vào thời điểm tháng 3/2016, nhưng phải đến tháng 8/2016, thì nó mới chính thức được phân phối dưới dạng phiên bản chính thức mà Google mang đến cho người dùng của mình

    Dường như giữa Nougat và Marshmallow, sự khác biệt của các phiên bản trong hệ sinh thái Android này rất nhỏ, khi mà Nougat chỉ vượt trội hơn Marshmallow ở khả năng hỗ trợ chế độ Split Screen để người dùng có thể tương tác đồng thời nhiều ứng dụng cùng lúc trên các thiết bị có màn hình kích thước đủ lớn như với các dòng tablet hiện nay

    Cùng với đó, Nougat cũng cho phép người dùng tương tác với các thanh thông báo nhiều hơn, khi nó không đơn thuần là nhắc nhở về các sự kiện diễn ra trên thiết bị, mà với một vài chức năng liên quan đến tin nhắn hay Messenger, người dùng có thể trực tiếp trả lời lên trên đó một cách nhanh chóng mà không cần phải mở màn hình làm việc của ứng dụng nếu như họ cảm thấy không thực sự cần thiết

    Có thể Android 7.0 Nougat còn khá sớm để có thể so sánh về mặt thị phần với Android 6.0 Marshmallow, thế nhưng với các tính năng và sự cải tiến trong trải nghiệm người dùng của mình, đây thực sự là một phiên bản hứa hẹn trong thời gian tới khi mà nó được ứng dụng một cách rộng rãi hơn

    Theo Tech Radar
     
    Alan

    Alan
    Expand Collapse

    Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    15/7/15
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    554
    #1 Alan, 2/2/17
    Last edited by a moderator: 2/2/17
    365electricalvn thích bài này.
  2. phuochongts

    phuochongts
    Expand Collapse

    Member

    Tham gia ngày:
    27/3/13
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    28
    Bài viết công phu. Nhưng thấy destop là Windows chứ Android đâu.
     
  3. 365electricalvn

    365electricalvn
    Expand Collapse

    Member

    Tham gia ngày:
    26/11/16
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    2
    Khá đầy đủ. Thanks ad.
     

Chia sẻ trang này

PING