Sẽ có bao nhiêu nhà sản xuất phần cứng hào hứng với việc RIM cấp phép BlackBerry 10?

Thảo luận trong 'Nhận Xét - Đánh Giá - Thảo Luận Chung' bắt đầu bởi longhau, 14/8/12.

  1. [​IMG]
    Thông tin về việc RIM sẽ tiến hành cấp phép BlackBerry 10 cho các nhà sản xuất phần cứng không còn quá xa lạ. Chúng ta đã có nhiều thông tin dạng "rò rỉ", "tin đồn" và có vẻ như mọi việc cũng vẫn chỉ dừng lại tại đó mà chưa có một thông tin nào mang tính xác thực cao.​
    Trên thị trường hiện nay, ngoài các sản phẩm của Apple được thiết kế từ phần mềm đến phần cứng và được đặt hàng gia công tại Trung Quốc, không có một nhà sản xuất nào thành công với sản phẩm của riêng mình. Trong số Top 5 hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới hiện nay, chỉ có 1 hãng có thể tự thiết kế hệ điều hành cho riêng các thiết bị của hãng.​
    smartphone.jpg
    Top 5 nhà sản xuất Smartphone lớn nhất thế giới
    Những con số trên đây chứng tỏ rằng hiện tại các hãng đang tập trung chú trọng vào 2 hệ điều hành lớn nhất hiện nay là Android và Windows Phone (trừ Apple). Nhưng chính sự phụ thuộc này sẽ khiến các hãng bị động trong việc nâng cấp hệ điều hành trên các loại smartphone của họ.​
    Sẽ dễ dàng nhận ra sự thụ động này khi Microsoft giới thiệu hệ điều hành Windows Phone 8, nhiều người tiêu dùng đang sử dụng các thiết bị Windows Phone 7 đều rất thất vọng khi không thể nâng cấp lên phiên bản mới. Ngay cả đối tác chiến lược của Microsoft là Nokia vừa ra mắt các dòng smartphone Lumia đình đám và gây được sự chú ý với người tiêu dùng cũng không ngoại lệ.​
    Vậy còn hệ điều hành Android? Sự phân mảnh còn lớn hơn gấp nhiều lần so với hệ điều hành WP. Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn đọc thắc mắc rằng tại sao hệ điều hành Android lại tạo ra sự phân mảnh đáng sợ như vậy. Phải chăng là do Google hay do chính các hãng sản xuất? Nếu tính từ lúc chiếc điện thoại T-mobile G1 trình làng vào ngày 22/10/2008 đến thời điểm của bài viết này, hệ điều hành Android đã trải qua tổng cộng 11 phiên bản khác nhau. Sự nâng cấp liên tục của Google vừa là một ưu điểm mà cũng là một khuyết điểm chết người.​
    Với các nhà sản xuất, họ luôn muốn giảm giá thành sản phẩm một cách tối đa và bán ra với mức giá tốt nhất, luôn luôn là vậy. Chính vì thế khi Google ra mắt 1 phiên bản hệ điều hành mới, các nhà sản xuất sẽ mang bộ nguồn đó tùy biến lại theo cách riêng của hãng mình, sau đó nghiên cứu cấu hình tốt nhất để thiết bị của hãng có thể chạy mượt mà các ứng dụng mà không phải dư thừa phần cứng (phần cứng càng cao sẽ tỷ lệ thuận với giá thành sản phẩm). Và khi Google lại ra mắt 1 phiên bản hệ điều hành mới nữa thì các sản phẩm này có thể hoặc không thể đáp ứng được yêu cầu phần cứng để nâng cấp. Những sản phẩm nào không đáp ứng đủ sẽ dừng lại ở phiên bản hệ điều hành cũ hơn và tạo ra sự phân mảnh ở 11 phiên bản hệ điều hành Android như hiện nay.​
    [​IMG]
    Sự phân mảnh của Android. Thật đáng sợ
    Cũng phải nói thêm rằng tại sao các hãng sản xuất điện thoại Android liên tục chạy đua cấu hình phần cứng, từ phiên bản chip lõi đơn 1Ghz rồi lên 1.2Ghz, 1.5Ghz rồi lên đến chip lõi kép, lõi tứ? Thực chất, mục tiêu ban đầu của Android là cạnh tranh với BlackBerry. Vâng, thời đó BlackBerry đang rất nổi và được nhiều người dùng quan tâm, nhất là ở Mỹ, bởi chính bàn phím vật lí của nó. Bởi vậy mà G1 có một bàn phím QWERTY trượt ngang. Mãi đến bản Cupcake này mới có một chiếc điện thoại Android thuần cảm ứng là HTC Magic được giới thiệu (vào tháng 4/2009, xấp xỉ nửa năm sau khi G1 được công bố). Đó là lúc họ nhận ra rằng đối thủ lớn nhất không còn là BlackBerry nữa mà chính là hệ điều hành iOS của Apple thì họ mới chuyển qua các thiết bị di động thuần cảm ứng. Nhưng hệ điều hành không được tối ưu hóa cho thuần cảm ứng ngay từ đầu nên thiết bị không thể hoạt động mượt mà trên thuần cảm ứng, vì thế các nhà sản xuất liên tục chạy đua vũ trang phần cứng.

    Screen-Shot-2012-04-25-at-12.31.39-PM-540x348.png
    Screen-Shot-2012-04-25-at-12.32.12-PM.png
    google-android-prototype-487x500.jpg
    3 mẫu thiết kế Google Phone đầu tiên

    Sự phụ thuộc vào một nhà sản xuất phần mềm khác sẽ khiến các nhà sản xuất phần cứng khó khăn trong việc lập ra các kế hoạch phát triển lâu dài.

    Quay trở lại với việc cấp phép BlackBerry 10, liệu sẽ có bao nhiêu nhà sản xuất phần cứng hào hứng với việc này? Hệ điều hành Android được cung cấp miễn phí cho các nhà sản xuất, Microsoft phải trả cho Nokia 1 tỉ đôla để nhà sản xuất này sử dụng Windows Phone mà không phải là Android, vậy liệu BlackBerry 10 sẽ có sức hấp dẫn gì với các nhà sản xuất.

    Chi đậm một số tiền lớn như Microsoft đầu tư vào Nokia có thể là một ý tưởng không mấy lạc quan so với RIM, đơn giản là vì tình hình tài chính của họ đang rất eo hẹp và phải cắt giảm nhân công cũng như bán bớt 1 số tài sản để "thắt lưng buộc bụng". Còn nếu cung cấp miễn phí hệ điều hành BB10 nhưng không đưa ra được những tính năng hấp dẫn gì hơn được Android thì các nhà sản xuất sẽ khó lòng quay lưng với Google.

    Cách đây vài hôm nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới hiện nay là Samsung cũng đã lên tiếng chính thức xác nhận họ không có chút hứng thú nào với hệ điều hành BB10 và tin đồn họ muốn được cấp phép hệ điều hành này của RIM là không có cơ sở nào khi họ đang "hạnh phúc" với Android. Trong khi đó tin đồn IBM quan tâm đến RIM có sức hút từ mảng khách hành doanh nghiệp của hãng chứ không phải hệ điều hành di động.

    Theo những thông tin trên, sẽ khó có nhà sản xuất nào thật sự hào hứng với hệ điều hành mới của RIM. Tất nhiên với nhiều người dùng trung thành của hãng, họ sẽ không muốn thấy một chiếc điện thoại chạy hệ điều hành BlackBerry nhưng lại của một hãng sản xuất khác. Một tương lai không mấy tươi sáng của RIM nếu không tìm ra một hướng đi mới hiệu quả hơn.

    BlackBerryVietNam.net
     
    longhau

    longhau
    Expand Collapse

    Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    19/3/12
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    698
    #1 longhau, 14/8/12
    Last edited: 14/8/12
    chuot&mathiforever thích bài này.
  2. DOANHA

    DOANHA
    Expand Collapse

    Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    16/4/11
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    93
    RIM không phải là công ty SX chuyên về phần mềm như MS nên việc bán cho các hãng điện thoại sẽ không dễ, trong khi BB10 vẫn chưa xuất hiện. Mình nghĩ Rim thừa biết là sẽ rất khó có hãng điện thoại lớn nào (NOKIA, HTC, SS ...) mua BB10 nên có thể đây là một chiêu để giới thiệu với khách hàng rằng sản phẩm đã sẵn và chịu khó chờ đợi phần cứng nữa là xong. Đối với nhà phát triển ứng dụng của RIM thì đây là mồi nhử để họ đầu tư công sức vào việc phát triển ứng dụng cho BB10. Không biết các BB pro nghĩ sao?
     
  3. imquoc

    imquoc
    Expand Collapse

    Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    22/9/11
    Bài viết:
    242
    Đã được thích:
    74
    Tiên đoán vẫn chỉ là tiên đoán, trong khi chờ đợi BB10 ra mắt thì các pro hãy thể hiện niềm vui, hạnh phúc khi sử dụng Blackberry đi. Một nhân tố có thể gỡ bỏ tin đồn cấp phép BB10 :D
     
  4. cuong_bb

    cuong_bb
    Expand Collapse

    Member

    Tham gia ngày:
    23/12/11
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    63
    Các bạn cứ quan trọng hóa lên , ta cứ mặc kệ các dòng smartphone khác chạy BB10 đi , nhưng ta vẫn mua và dùng smp BlackBerry thì có làm sao :) RIM vẫn được lợi , ta thì vẫn được dùng BlackBerry , càng nhiều người sử dụng BlackBerry :) V có phải cứu đc RIM không ??
     
  5. Ha_TM68

    Ha_TM68
    Expand Collapse

    Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    30/5/11
    Bài viết:
    1,685
    Đã được thích:
    139
    Cấp phép là một trong những giải pháp thôi bạn, còn RIM muốn thành công thì việc "tung ra BB10" thực sụ phải nhanh lên thôi, cũng lâu rồi bạn
     
  6. cuong_bb

    cuong_bb
    Expand Collapse

    Member

    Tham gia ngày:
    23/12/11
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    63
    bjan cứ nghĩ đi :) apple nó sản xuất ra HĐH ios mất 5 đến 6 năm :) còn RIM thây đổi hoàn toàn hđh của mình chỉ trong 2 năm :) v là nhah hay chậm ????
     

Chia sẻ trang này

PING