Tốc độ internet di động của Việt Nam đứng 82/95 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, theo khảo sát được nhà cung cấp ứng dụng di động OpenSignal (có trụ sở tại Anh và Mỹ) tiến hành trong vòng 3 tháng và vừa mới công bố. Báo cáo trên được tổng hợp dựa theo khảo sát từ gần 823.000 người dùng đã cài đặt ứng dụng của OpenSignal từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tốc độ internet di động này được hiểu là cả tốc độ 3G và 4G. Theo OpenSignal, tốc độ internet di động tại Việt Nam hiện nay đạt 3,81 Mbps và đứng ở vị trí 82/95 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát. Trong khi đó, các quốc gia có tốc độ internet di động đứng đầu trong danh sách đuợc khảo sát là Hàn Quốc (41,34 Mbps), Singapore (31,19 Mbps), Hungary (26,15 Mbps), Úc (25,01 Mbps), Đan Mạch (23,35 Mbps). Quốc gia đứng cuối danh sách là Afganistan (2,17 Mbps). Cũng theo báo cáo này, thời gian sử dụng Wi-Fi của người Việt gần 54%, còn lại là dùng internet di động (3G, 4G) tức là hơn một nửa thời gian sử dụng mạng của người Việt Nam là qua kết nối Wi-Fi. Trong khi đó tại nhiều quốc gia khác như Hà Lan, New Zealand và Trung Quốc, người dùng dành hơn 60% thời gian sử dụng mạng internet thông qua Wi-Fi. Điều này cho thấy, người sử dụng vẫn thích dùng Wi-Fi trong kết nối internet do tốc độ nhanh hơn và tiết kiệm hơn internet di động. Trong khi tốc độ internet di động của Việt Nam thấp so với các quốc gia được khảo sát, thì kết quả khảo sát lại cho thấy độ phổ cập 3G và 4G của Việt Nam thuộc dạng trung bình với tỷ lệ 82%. Trong khi đó, các quốc gia đứng đầu độ phổ cập 3G và 4G là Nhật Bản (hơn 98%), Hàn Quốc và Israel (hơn 95%), Úc và Singapore (hơn 94%). Các quốc gia có độ phổ cập 3G và 4G kém là Ukraine (44,81%) và Guyana (36,5%). Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên tốc độ internet di động của Việt Nam được khảo sát và công bố là chậm so với các quốc gia khác. Cuối năm ngoái, theo một báo cáo nghiên cứu được hãng viễn thông Ericsson (Thụy Điển) công bố, tốc độ internet di động tại Việt Nam chậm hơn cả Myanmar (quốc gia phát triển sau Việt Nam đến 2 thập kỷ). Các nhà mạng Việt Nam cũng công nhận điều này và cho rằng do Việt Nam chậm triển khai công nghệ mới - 4G (công nghệ viễn thông thế hệ 4). Thực tế đến nay, 4G mới được cung cấp ở Việt Nam dưới dạng thử nghiệm và dự kiến sẽ được cấp phép cung cấp chính thức trên toàn quốc vào cuối năm nay. Theo báo cáo của Ericsson, tốc độ truyền dữ liệu di động trung bình của Việt Nam chỉ đạt 160 Kbps, thấp hơn 135 lần so với Singapore; hơn Myanmar gần 4 lần... Báo cáo trên được Ericsson thực hiện tại 9 quốc gia khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương. Trong đó, quốc gia có tốc độ internet di động cao nhất là Singapore, đạt 21.870 Kbps, nhanh gấp đôi quốc gia đứng thứ hai là Úc với tốc độ là 11.190 Kbps và gấp hơn 9 lần nước đứng thứ ba là Thái Lan (2.380 Kbps), Malaysia đạt tốc độ 2.340 Kbps, Indonesia 1.970 Kbps... Trao đổi với KTSG, các mạng di động cũng thừa nhận tốc độ internet di động của Việt Nam thấp hơn các nước. Tuy nhiên có thể tốc độ thấp hơn không đến mức như số liệu nêu trong báo cáo trên. Các nhà mạng cho rằng, báo cáo trên được Ericsson dựa trên dữ liệu thu thập được bằng trang Speedtest.net của Ookala - một công cụ được dùng để kiểm tra tốc độ kết nối Internet. Rất có thể việc thu nhập dữ liệu không đồng thời về thời gian và địa điểm tại các quốc gia. Ví dụ ở quốc gia này họ thu thập dữ liệu ở vùng có hạ tầng internet di động tốt, còn quốc gia kia lại ở vùng chưa được tốt... Thêm nữa, trong khi có quốc gia đã cung cấp dịch vụ 4G, còn Việt Nam thì vẫn mới chỉ có 3G. Theo Liên minh Viễn thông Thế giới, 4G cho phép người dùng truy cập internet di động với tốc độ nhanh gấp 10 lần 3G. Tham khảo KTSG
Tiền ít thì sao có đồ thơm. Có bài báo đem so sánh thu nhập người Việt với phí cước 3G các nước khác. Lấy tỉ số giữa thu nhập và phí cước để đánh giá chất lượng internet. Thời kì toàn cầu hoá rồi, doanh nghiệp nào chẳng phải kinh doanh kiếm lời. Theo quan điểm của em cước viễn thông Việt Nam như vậy phù hợp. Ko có vnpt, viettel đóng thuế thì tiền đâu mà bù vào tham nhũng. Gửi từ Passport của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk