CHIA SẺ Những vấn đề xoay quanh cục Pin của dế yêu

Thảo luận trong 'Nhận Xét - Đánh Giá - Thảo Luận Chung' bắt đầu bởi canndc, 13/11/12.

  1. [​IMG]
    Hình ảnh trên là bộ pin mà nhà vật lý người Ý Alessandro Volta đã phát minh ra vào năm 1799. Ông đã tạo ra một bộ pin đơn giản từ các tấm kim loại và bìa giấy ngâm trong dung dịch muối. Kể từ đó các nhà khoa học đã cải tiến rất nhiều thiết kế sơ khai của Volta để tạo ra những viên pin từ nhiều loại vật liệu khác nhau và đa dạng về kích cỡ.

    Ngày nay, pin trở nên vô cùng phổ biến, xuất hiện ở khắp nơi quanh chúng ta. Pin cung cấp nguồn năng lượng di động tạo ra rất nhiều sự tiện lợi mà chúng ta đang thụ hưởng. Pin có trong rất nhiều thiết bị điện tử như đồng hồ, đèn pin, máy cạo râu, khoan điện, máy nghe nhạc, kể cả xe máy, ô tô, máy bay, tàu thuyền… Và gần gũi với chúng ta nhất chính là những chiến điện thoại. Pin quan trọng đến thế liệu bạn đã có giải pháp hay kế hoạch nào cho chúng chưa ? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau trả lời một số câu hỏi xoay quanh chúng nhé. Ở đây mình sẽ lấy Pin điện thoại làm chủ đạo cho bài viết này.

    1 - Pin điện thoại di động có bao nhiêu loại ?

    Thường có 2 loại là Ni-Metal và Li-ion. Vì ít toả nhiệt, khả năng sạc lại hiệu quả hơn và ít bị "chai" nên Pin của các dòng điện thoại hiện nay đều dùng Li-ion.

    2- Lần đầu tiên nên sạc trong bao lâu và Pin Li-ion có thể sạc lại bao nhiêu lần?

    Khi ta mua một thiết bị có dùng pin, bao giờ người bán cũng yêu cầu sạc đầy lần đầu tiên. Nhưng với Pin Li-ion không nên kéo dài quá 10h. Pin Li-ion chỉ cần 3-4h là đã đầy. Nếu ta tiếp tục sạc, lúc đó mạch sạc sẽ tự ngắt, việc kéo dài thời gian không có ích lợi gì. Pin sẽ đạt dung lượng tối đa sau 5-7 lần sạc.

    Trong khoảng 30 lần sạc đầu tiên Pin có thể phục hồi đến trên 90%. Từ khoảng lần thứ 100 trở đi chỉ còn dưới 75%, và sẽ chỉ còn dưới 65% khi nạp lại từ 150-200 lần. Các nhà sản xuất đưa ra con số tối đa nạp lại được là 500 lần với pin Li-ion mà Pin vẫn còn có thể chấp nhận dùng được. Nhưng lúc này dung lượng chỉ đạt chưa đến 30% so với khi còn mới.

    3- Pin để không dùng thì không hỏng ?

    Không phải như vậy. Sau 1 năm, dù chưa nạp lại lần nào, pin Li-ion cũng chỉ còn dung lượng khoảng 60%, và xác suất hỏng tăng lên 10%. Con số này sẽ tệ đi nữa khi thời gian lưu kho tăng lên. Một kinh nghiệm có thể kéo dài thời gian lưu kho là giảm nhiệt độ. Ta có thể bọc kín Pin bằng Nilon và cho vào ngăn đá. Khi lấy ra cần để nguyên cho đến khi bằng nhiệt độ bên ngoài thì mới tháo vỏ bọc ra và sử dụng. Tuy nhiên chưa có thống kê hay kiểm chứng xác thực nào về phương pháp này. Vì vậy, khuyên các bạn không nên sử dụng phương pháp này.

    5- Tôi mới dùng PDA và thường cắm máy sạc qua đêm vì lo ngày mai hết Pin. Như vậy có vấn đề gì với máy và pin không ?

    Bình thường sau 3-4h sạc pin sẽ đầy, lúc đó năng lượng của bộ sạc sẽ không dùng để chuyển đổi điện năng thành hóa năng mà lại chuyển đổi thành nhiệt. Như vậy sẽ làm cho pin và máy bị nóng lên, các bản cực trong pin sẽ bị cong vênh, phồng lên. Đã có những trường hợp dùng PDA như vậy, chỉ sau 2-3 tháng, pin theo máy chỉ còn dùng được vài giờ mặc dù đã sạc đầy 100%. Vậy nên, chỉ cắm sạc cho đến khi máy báo đầy 100% rồi rút ra. Có một số máy tính và PDA có cơ chế ngắt nguồn khi đầy, nhưng trong thực tế, Pin thường nhanh hỏng trong những trường hợp này.

    6- Tôi dùng BlackBerry 9900. Pin của tôi có điện áp là 3.7V. Nhưng khi tôi xem bộ sạc lại là 5V. Vậy có đúng là bộ sạc theo máy không ? và như vậy điện thoại của tôi chạy với điện áp bao nhiêu ?

    Chúng ta có thể hình dung đơn giản là: Nếu muốn rót nước vào trong chén thì ấm phải cao hơn chén. Muốn sạc điện cho Pin thì điện áp sạc phải lớn hơn điện áp của Pin. Để điện áp có thể đi đến được Pin thì phải “di chuyển” qua rất nhiều linh kiện -> có khấu hao. Còn điện thoại sẽ chạy tốt với điện áp 2.5-3V. Lúc này sẽ có một mạch ổn áp có tác dụng giảm hoặc tăng điện áp từ bộ sạc hoặc Pin theo đúng yêu cầu khi thiết kế điện thoại.

    7- Tôi thường phải sạc Pin khi Pin chưa hết hẳn, hoặc có khi còn 50%. Vậy có làm giảm tuổi thọ của Pin không ?

    Với Pin Li-ion thì hiệu ứng "nhớ" không lệ thuộc hoàn toàn việc ta sạc lại khi nào. Vì vậy bạn có thể yên tâm sạc bất cứ lúc nào bạn thấy cần thiết. Nhưng thỉnh thoảng một tháng đôi lần, bạn nên dùng pin cho đến khi máy báo cần sạc thì ta mới cắm bộ sạc cho máy. Càng sạc lại nhanh tức là càng dùng ít pin thì pin càng bền. Cứ mỗi lần dùng pin, pin sẽ chai đi. Khi bắt buộc phải dùng pin, hãy giảm tối đa mức tiêu tốn năng lượng như: Giảm ánh sáng màn hình, giảm các phần mềm không cần thiết... Như vậy chúng ta sẽ dùng được Pin lâu dài.

    8 - Tôi cần thay pin cho dế của mình. Pin theo máy chỉ có 1230mAh. Pin thay thế lại là 2000mAh hoặc có loại 3200mAh. Vậy liệu có gây ra trục trặc gì với máy không ?

    Ta có thể hiểu chỉ số này là dung lượng của Pin. Giống như ôtô có bình xăng càng to thì sau mỗi lần đổ xăng, xe sẽ chạy được một quãng đường càng dài rùi mới phải tìm cây xăng. Với điện thoại khi chạy pin, dung lượng Pin càng cao, điện thoại sẽ sử dụng được càng lâu. Dung lượng cao chỉ làm cho thể tích và trọng lượng của Pin tăng lên chứ không ảnh hưởng gì đến điện thoại.

    Chúng ta cũng nên cẩn thận khi mua pin mà có chỉ số dung lượng gấp rưỡi hoặc gấp đôi trong khi viên pin đó không khác gì viên pin trong máy của bạn. Nó giống như không làm thế nào để đổ 6 lít xăng vào bình 3 lít vậy. Như vậy rõ ràng là dung lượng đó không chính xác. Theo thời gian, công nghệ pin chỉ tăng dung lượng được 5% trong 5 năm với cùng một thể tích. Đấy là chưa tính đến tính thẩm của chiếc máy khi thay pin dung lượng cao vào.

    9- Vì lý do tiết kiệm thời gian trong quá trình sạc Pin. Tôi thường dung sạc của PlayBook cho BlackBerry, tôi thấy thời gian sạc nhanh hơn hẳn. Tuy nhiên, sạc chuẩn của BB chỉ có 750mAh, còn PlayBook là 1450mAh. Vậy điều này có ảnh hưởng tới chất lượng Pin cũng như máy không ?

    Hiểu nôm na thế này, dung lượng của Pin giống như một bồn nước 1230L, thường ngày mình dùng một vòi có công suất 750L/h như vậy không tính khấu hao thì chỉ mất (1230/750 = 1.64h) là đầy bồn. còn nếu dùng vòi có công suất 1450L thì chỉ mất (1230/1450=0.85h). Như vậy đã rõ rồi nhé, vấn đề thứ nhất mà dùng sạc có dòng cao sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

    Nhưng sao nhà sản xuất không làm vậy ? Họ sợ gì ? Phải chăng là “ Bội thực cho pin” bởi lí do “ăn quá nhanh” thì không tốt.

    Đúng như vậy, quá trình sạc pin là chuỗi phản ứng hóa học để giúp chuyển điện năng thành hóa năng. Chuỗi phản ứng này đã được các nhà sản xuất nghiên cứu và đã cho ra dòng nạp chuẩn như thế nào là phù hợp. để không gây ra bất cứ trở ngại nào cho người dùng. Dẫu biết rằng trong pin và Máy điện thoại đã có sẵn bộ xử lý khi dòng nạp không ổn định hay có biến cố gì thì sẽ tự ngắt dòng. Tuy nhiên, các nhà sản xuất đã tiêu tốn hàng triệu đô để cho ra pin + bộ sạc chuẩn. Vì vậy tốt nhất là không nên đi lại với các khuyến cáo của họ.

    (Nguồn: Tổng Hợp)
     
    canndc

    canndc
    Expand Collapse

    Member

    Tham gia ngày:
    23/4/11
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    252
    #1 canndc, 13/11/12
    Last edited by a moderator: 13/11/12
  2. wanderer1885

    wanderer1885
    Expand Collapse

    Member

    Tham gia ngày:
    15/10/11
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    22
    RẤT HAY, THANKS
     
    canndc thích bài này.
  3. DOANHA

    DOANHA
    Expand Collapse

    Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    16/4/11
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    93
    thanks bác
     
    canndc thích bài này.
  4. htt2000

    htt2000
    Expand Collapse

    Member

    Tham gia ngày:
    24/10/11
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    3
    Được đấy.
     
    canndc thích bài này.
  5. beoandlun

    beoandlun
    Expand Collapse

    Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    15/10/11
    Bài viết:
    481
    Đã được thích:
    468
    Hay quớ, Trước em cứ sợ chưa hết mà cắm sạc ... chai pin :)
     
  6. canndc

    canndc
    Expand Collapse

    Member

    Tham gia ngày:
    23/4/11
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    252
    Đấy là điểm hay của Pin Li-ion, Nhưng lưu ý không nên vừa sạc vừa dùng nhé, điều này thì chai Pin là cái chắc
     
    beoandlun thích bài này.

Chia sẻ trang này

PING