Đây là những hình ảnh nóng hổi về OS trên máy BlackBerry 9900 Và RIM đã làm đúng lời hứa khi tích hợp tính năng NFC vào BlackBerry 9900 Và Hãy tiếp tục cập nhật thông tin về chiếc điện thoại đáng mong chờ này nhé...
không biết khi nào mới dc cầm em này nhỉ, ghiền quá ròy, NFC hình như mới chỉ "chưng" lên thôi chứ chưa "xài" được ở VN thì phải
Công nghệ NFC trên điện thoại là biến điện thoại thành một công cụ thanh toán điện tử tiện lợi.Nhờ những "con chip tầm ngắn khả năng kết nối không dây", một điện thoại đang kích hoạt NFC sẽ cho phép bạn chỉ cần lắc điện thoại vào phía trước bộ phận thanh toán cảm biến của một cửa hàng bán lẻ và hàng hóa của bạn ngay lập tức được thanh toán vào thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng. Ở VN mình chắc chưa trang bị công nghệ này đâu, đi siêu thị mà ko có chỗ để "cà" thẻ tín dụng nữa là....:cold::cold::cold: Và với ứng dụng NFC (Near-Field Communications), ĐTDĐ sẽ trở nên gần gũi hơn với cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn chỉ cần cú chạm đến một ĐTDĐ khác là bạn có thể trao đổi thông tin, mua vé xem hát.... NFC (Near-Field Communications) là công nghệ kết nối không dây phạm vi tầm ngắn trong khoảng cách 4cm, sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau. NFC hoạt động ở dải băng tần 13,56MHz và tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa 424Kbps. Do khoảng cách truyền dữ liệu khá ngắn nên giao dịch qua công nghệ NFC được xem là an toàn. NFC đã được phê chuẩn ISO/IEC vào cuối năm 2003. Tháng 3/2004, Nokia, Sony và NXP đã thành lập diễn đàn NFC để phát triển công nghệ này. Công nghệ NFC ra đời từ sự kết hợp công nghệ nhận dạng không tiếp xúc và những công nghệ kết nối truy cập mới. NFC có 4 định dạng thẻ dựa trên các chuẩn ISO 14443 Type A, 14443 Type B và ISO 18092. Công nghệ NFC có 2 chế độ truyền dữ liệu: chủ động (active) và thụ động (passive). Trong chế độ thụ động: thiết bị nguồn phát sẽ phát ra từ trường đến nguồn đích. Trong chế độ này, nguồn đích ở trạng thái bị động và chỉ trả lời khi nhận tín hiệu từ nguồn phát. Trong chế độ chủ động: cả thiết bị nguồn phát và thiết bị đích truyền dữ liệu bằng cách tạo ra từ trường riêng. Hầu hết các ứng dụng hiện nay đều kết hợp cả 2 chế độ chủ động và thụ động, vì sẽ hữu ích cho các thiết bị trong việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị không có nguồn điện, ví dụ các thẻ không tiếp xúc. Một giao dịch diễn ra trên NFC tuần tự theo các bước: phát hiện (Discovery), xác thực (Authentication), trao đổi (Negotiation), truyền dữ liệu (Transfer) và xác nhận từ phía nhận dữ liệu (Acknowledgment). Đối với các ứng dụng mang tính nhạy cảm cao, chẳng hạn trong trường hợp muốn tăng cường tính bảo mật trong lúc giao dịch, công nghệ NFC có thêm 2 chuẩn mã hóa: chuẩn mã hóa tiên tiến (Advanced Encryption Standard – AES) là thuật toán mã hóa khối được Mỹ áp dụng làm tiêu chuẩn mã hóa; và chuẩn mã hóa dữ liệu Triple DES (Data Encryption Standard) nghĩa là một thông tin được mã hóa DES 3 lần với 3 khóa khác nhau, do đó chiều dài mã hóa sẽ lớn hơn và an toàn hơn. (Theo PCWorld)