Bluetooth là gì? Thuật ngữ "Bluetooth" được đặt theo tên của một vị vua Đan Mạch - Harald Bluetooth, người Viking nổi tiếng về khả năng giúp mọi người có thể giao tiếp, thương lượng với nhau. Vào thế kỷ thứ 10, chính vị vua này đã mang đạo Tin lành vào Đan Mạch trong khi Ericsson là công ty đầu tiên phát triển đặc tả cho công nghệ hiện đang ngày càng thông dụng trong cuộc sống hiện đại. Bluetooth có thể đạt được tốc độ truyền dữ liệu 3Mb/s. Công nghệ này hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 720 Kbps dữ liệu trong phạm vi từ 10m đến 100m. Không giống hồng ngoại (IrDA), khi giao tiếp cần phải để bề mặt thiết bị sát vớI nhau, Bluetooth sử dụng sóng vô tuyến đa hướng cho phép truyền qua vật cản không làm bằng kim loại. Bluetooth truyền với tần số 2.4GHz và sử dụng kỹ thuật phát sóng vô hướng liên tục, với sự thay đổi tín hiệu 1600 lần trong 1 giây. Nếu bị nhiễu, sự truyền dữ liệu sẽ không bị dừng lại mà chỉ giảm tốc độ. Bluetooth giúp các thiết bị có thể "nói chuyện" với nhau để trong phạm vi cho phép, ngay cả khi chúng không được để chung trong 1 phòng, chỉ cần chúng được để trong khoảng cách tối đa là 100m, và tùy thuộc và mức năng lượng của thiết bị đó. Các thiết bị có kết nối Bluetooth nằm trong 3 mức năng lượng: Mức 3 (1 mW) phổ biến nhất cho phép kết nối trong vòng 10 m. Mức 2 (2.5mW) ít thấy nhất cho phép kết nối trong vòng 20 m. Mức 1 (100mW) là mức có phạm vi kết nối xa nhất, tối đa là 100m. Để tránh nhiễu với các giao thức khác cùng sử dụng tần số 2.45 GHz, giao thức Bluetooth chia tần số làm 79 kênh (mỗi kênh rộng 1 MHz) và thay đổi kênh lên đến 1600 lần trên giây. Với phiên bản 1.1 và 1.2 có thể đạt tốc độ 723.1 kbit/s. Phiên bản 2.0 thực hiện tính năng Bluetooth Enhanced Data Rate (EDR), vì thế có thể đạt 2.1Mbit/s. Theo kỹ thuật, phiên bản 2.0 có mức tiêu thụ năng lượng cao hơn, nhưng nhanh hơn 3 lần làm giảm thiểu thời gian trao đổi dữ liệu, kết quả là giảm mức tiêu thụ chỉ còn 1 nửa so với thiết bị phiên bản 1.x. Đặc biệt hơn, Bluetooth chuẩn 3.0 vẫn tận dụng lợi thế của công nghệ Bluetooth như khả năng thiết lập ad hoc (giúp các thiết bị đầu cuối tự động liên lạc với nhau để tạo nên một mạng kết nối tạm thời mà không cần đến các trạm thu phát gốc), tiết kiệm pin... nhưng cũng cho phép người sử dụng tận hưởng tốc độ của công nghệ không dây 802.11, thậm chí trong tương lai có thể khai thác chuẩn 802.11n để đạt khả năng truyền tải tới 100 Mb/giây. Ưu điểm: Bluetooth khác với Wifi, phiên bản sau cùng của nó có băng thông cao hơn và bao phủ 1 không gian lớn hơn, nhưng nó đòi hỏi phần cứng tốn kém hơn, và tiêu thụ năng lượng nhiều hơn. Chúng dùng cùng loại tần số, nhưng dùng sự phối hợp đa thành phần khác nhau. Trong khi Bluetooth là sự thay thế của cable cho nhiều lọai ứng dụng khác nhau thì Wi-Fi chỉ thay thế cable cho việc truy cập mạng nội bộ. Dễ dàng nhận thấy, Bluetooth như USB không dây, còn Wifi như Ethernet không dây. Ứng dụng: Bluetooth cung cấp kết nối và trao đổi thông tin giữa các thiết bị như thiết bị trợ giúp cá nhân (PDA), điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính để bàn, máy in, thiết bị định vị dùng GPS, máy ảnh kỹ thuậy số thông qua cách an toàn, ít tốn kém trong phạm vi ngắn với sóng vô tuyến liên tục. Còn trên BlackBerry bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về cách sử dụng Bluetooth thông qua bài viết Hướng dẫn quản lý kết nối Bluetooth trên BlackBerry, Kết nối Bluetooth giữa BlackBerry và BDM 6.0 và đoạn trích dẫn dưới đây: Tổng hợp: Dâu đen Nguồn: Wikipedia, Tinhte