Tai nghe có mấy loại? Thông thường người ta chia tai nghe thành hai loại là Head-Phone (tai nghe vòng qua đầu) và Ear-Phone (tai nghe nhét vào tai), nhưng thực ra nói Head-Phone thì quá chung chung vì tai nghe nào cũng sử dụng cho tai cả. Mình tạm chia làm 3 loại chính: Over-ear: Loại này trùm cả vành tai của bạn. Được sử dụng nhiều trong các Studio vì cho âm thanh chuẩn nhất. Nhưng cồng kềnh là 1 khuyết điểm, tính di động không cao cũng là 1 trở ngại cho người yêu âm nhạc. Một tai nghe như Backbeat 903 thì sẽ không được gọi là Over-ear vì nó ko trùm tai mà sẽ đc gọi là in-ear VD: HPM-85, Monster beat by Dr.Dre v.v... Out-ear (hay còn gọi là ear-bud): Dạng gài tai cho ta cảm giác thoải mái và âm thanh vòm sống động, được nhiều tín đồ âm nhạc chọn lựa vì nó có tính di động cao. VD: HPM-64, MH500 v.v... In-ear: Dạng nhét trong tai, cách âm gần như tuyệt đối khi nghe nhạc. Loại tai nghe này cho âm thanh sống động rõ từng chi tiết, nghe rất đã. VD: HPM-77, MH810 v.v... Tại sao cùng là jack 3.5mm nhưng khi cắm tai nghe của Nokia vào máy iPhone hoặc PC/Lap thì lại bị méo tiếng? Trước hết chúng ta hãy nói về khái niệm 3.5mm "4 ngấn" hay "3 ngấn" và sau đó sẽ nói kĩ hơn về "mạch tai nghe 4 ngấn" Như hình trên các bạn sẽ thấy 2 đầu cắm 3.5 có độ dài khác nhau, nhưng cái bên trái chỉ có 3 ngấn có nghĩa là tai nghe thông thường trong khi cái bên phải lại có tới 4 ngấn tức là tai nghe có mic. Ta cần biết: Ngấn 1: Left Ngấn 2: Right Ngấn 3: Center Ngấn 4: Micro Như vậy ở các điện thoại có jack 3.5mm loại 4 ngấn thì nó sẽ chấp nhận jack 3.5mm đực 4 ngấn cùng mạch và tất cả jack 3.5mm đực 3 ngấn. Cá biệt một số thiết bị không phải là điện thoại cũng có Jack 3.5mm 4 ngấn như: iPod Touch 4G, iPad, Laptop cao cấp (loại chỉ có 1 lỗ 3.5mm) Ngược lại, nếu các thiết bị là jack 3.5mm loại 3 ngấn thì chỉ chấp nhận jack 3.5mm đực 3 ngấn mà thôi. Nếu muốn cắm 4 ngấn vào cũng được, nhưng phải rút ra 1 ngấn, như vậy thì phiền phức và dễ sút ra. Các thiết bị này đa số là các máy nghe nhạc, PC và Laptop. Vậy làm sao phân biệt Jack 3.5mm cái nào 3 ngấn hay 4 ngấn trong khi nhìn chúng không khác gì nhau. Chỉ cần xem trên thiết bị ấy có Micro không, nếu có Micro thì jack ấy là 4 ngấn còn nếu không có Micro thì jack ấy là 3 ngấn Tiếp theo ta hãy nói về mạch tai nghe 4 ngấn dành cho điện thoại. Nếu bạn lấy 1 tai nghe Nokia WH-701 cắm vào iPhone thì kết quả nhận được chỉ là những tiếng rè rè. Bởi vì mạch trong tai nghe Nokia không phải thiết kế dành cho iPhone và ngược lại. Vậy vấn đề là làm sao biết được tai nghe nào thích hợp cho điện thoại nào? Câu trả lời là: Kinh nghiệm. Dưới đây là bảng tổng hợp tính tương thích tai nghe của các thương hiệu phổ biến để các bạn tham khảo. Lưu ý: Bảng này do kinh nghiệm cá nhân của mình (ý chỉ tiachop911 - tác giả bài viết), cho nên nếu có sai sót mong các bạn hoan hỉ sửa giúp. Cám ơn! Burn-in là gì, tại sao lại phải Burn-in, tai nghe nào cần Burn-in? Burn-in dịch sát nghĩa là "đốt trong", nói chính xác hơn là dùng âm thanh mạnh và chuẩn tác động vào màn loa bên trong tai nghe để cho màn loa giãn nở đúng theo ý đồ nhà sản xuất, khi đó âm thanh cho ra sẽ hay hơn và chuẩn hơn. Thực ra khái niệm này là từ những cư dân mạng truyền bá chứ chưa có nhà sản xuất nào khuyến cáo. Các thông tin thường nghe thấy là Burn-in 300h với nhạc Dance hoặc List Burn, 300h đó chia ra làm 5 mức Volume. Không được chế ra mức thứ 6. Đại khái là như thế vì mỗi người lại đưa ra 1 kiểu Burn-in khác nhau. Lại có người nói Burn-in là vô nghĩa và phí thời gian. Bản thân mình cảm nhận tai HPM-77 sau hơn 100h nghe nhạc Dance thì âm thanh cho ra khác với 1 tai mới. Âm thanh có nhỉnh hơn tí xíu (khoảng 9.5/10) nhưng khó nhận ra. Vì vậy mình cho rằng Burn-in có tác động đến tai nghe. Nhưng ở các tai nghe bình dân thì cũng không cần Burn-in chi cho mệt, vì linh kiện bên trong thuộc loại rẻ tiền chứ không cao cấp như của Shure hay Custom (giá cho 1 bộ tai nghe như vậy vài ngàn đô là bình thường) Sử dụng tai nghe như thế nào cho bền? Để không phải khóc thét lên vì 1 ngày đẹp trời tai nghe yêu dấu của bạn chỉ còn nghe 1 bên, bạn cần tránh những việc sau đây: 1/ Khi không sử dụng thì cuốn tròn tai nghe lại hoặc xếp Zik-zak và bỏ vào bao đựng trước khi ném nó vào 1 nơi chật hẹp 2/ Khi sử dụng tai nghe bạn cần chắc chắn rằng tai nghe không có 1 nút dây gút nào, nếu có phải lập tức mở ra vì khi tác động mạnh ngay tại nút gút ấy dây sẽ bị đứt trong dẫn đến tình trạng nghe 1 bên tai. 3/ Chắc rằng luôn cầm chuôi cắm chứ không phải dây khi rút tai nghe ra khỏi thiết bị. 4/ Tránh tình trạng gập chuôi tai nghe trong thời gian dài. 5/ Đừng nghĩ rằng tai nghe của bạn là Waterproof mà vừa đi mưa vừa nghe nhạc. Nguồn: tinhte.vn