CEO John Chen - Người đã vực dậy BlackBerry sau thời kỳ khủng hoảng CEO John Chen - người đứng đầu BlackBerry cho biết thời kỳ khủng hoảng của BlackBerry đã qua đi và công ty đang bước vào giai đoạn tập trung gia tăng lợi nhuận. BlackBerry Passport - mẫu smartphone mới nhất của hãng điện thoại Canada đã cho thấy sự hấp dẫn của sản phẩm này khi liên tục cháy hàng trong 2 đợt bán đầu tiên và cả trên 2 gian hàng trực tuyến ShopBlackBerry và Amazon. John Chen cho biết nguyên nhân cháy hàng vừa qua là vì ông muốn sản phẩm được sản xuất với số lượng hạn chế để đề phòng hàng tồn kho quá nhiều. Theo CEO BlackBerry, BlackBerry đã hồi sinh và đang dần khẳng định mình trên thị trường smartphone. Hãng điện thoại xứ sở lá phong này từng một thời là mũi tên đi tiên phong trên lĩnh vực smartphone đã phải trả giá khi đã không theo kịp với sự thay đổi của thị trường và gián tiếp nhường phần thắng cho iPhone và Android. Chiếc điện thoại "dị" & "độc" đang gây sốt trên thị trường smartphone từ ngày ra mắt tới nay Đơn hàng BlackBerry Passport hiện vẫn đang tiếp tục tăng nhanh. Đây là dòng smartphone cảm ứng đầu tiên của BlackBerry sở hữu cấu hình cao cấp như chip Qualcomm Snapdragon 800, RAM 3GB, máy ảnh 13MP, bộ nhớ lưu trữ lên đến 32GB và một viên pin có dung lượng 3.450mAh đủ dùng trong 2 ngày. Dù vậy, John Chen vẫn chưa hoàn tất kế hoạch cho năm 2015. Một số nguồn tin bên lề cho thấy BlackBerry đang phát triển mẫu điện thoại có thể giấu bàn phím QWERTY vào trong. Chúng ta hãy chờ đợi phiên bản cập nhật cho BlackBerry Passport, Classic sắp được ra mắt hay chiếc BlackBerry "tầm trung" Z3 do Foxconn sản xuất. Tham khảo ICT News
Cháy hàng hay bỏ lỡ cơ hội??? Với 200k chiếc điện thoại đưa ra trong đợt đầu tiên, liệu có thể coi việc ‘cháy hàng’ của Passport (PPT) là tới từ sự hấp dẫn của mẫu điện thoại này, để từ đó có được hy vọng cho sự hồi sinh cho Blackberry (BBRY)??? Mẫu điện thoại tầm trung cao gần đây nhất mà BBRY đưa ra thị trường là Z30, và đã đưa ra thị trường từ gần 1 năm trước. Suốt 1 năm trời, các fan trung thành của BBRY chờ đợi một mẫu điện thoại mới. Do đó 200k cái PPT đưa ra đợt đầu chỉ như muối bỏ bể. 200k PPT đưa ra đợt đầu còn phải chia sẻ cho đủ mười mấy nước phát hành trong vòng 1 tháng sau đó. Kết quả là số hàng này bị chia năm xẻ bảy cho các thị trường, và mỗi thị trường nhận được chẳng bao nhiêu. Cho dù không phải chia cho các thị trường khác thì số 200k này cũng chẳng đủ cho thị trường Bắc Mỹ, bao gồm cả Mỹ. – Cho dù BBRY không ra mắt sản phẩm ở Mỹ thì Mỹ vẫn là thị trường lớn và chính của BBRY. JC đã bảo là sản xuất với số lượng hạn chế để tránh hàng tồn kho quá nhiều. Cái này hợp lý. Chuẩn bị trong một thời gian dài để đưa ra được 200k, mất thêm vài tuần nữa để đưa ra thêm được mấy ngàn cái PPT cho đợt hai. Điều này nói lên rằng dây chuyền sản xuất của PPT nhỏ. BBRY không tính được nhu cầu thị trường nên dây chuyền sản xuất nhỏ để đề phòng rủi ro. Khi dây chuyền sản xuất nhỏ, việc tăng công suất là điều khó khăn, mất thời gian và tăng chi phí. Để tăng công suất hữu hiệu, giải pháp là tăng thêm dây chuyền. Để tăng thêm dây chuyền cần sắp xếp lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ cho việc lắp ráp. Vậy là phải cần mua máy móc thiết bị hoặc/và chỉnh lại máy móc thiết bị, đồng bộ… Cần phải đặt hàng thêm linh kiện với số lượng tăng thêm, và hệ quả dây chuyền là các nhà cung cấp thiết bị cũng gặp phải vấn đề khi tăng công suất. Cần phải tăng diện tích nhà xưởng, mà nhà xưởng không phải lúc nào cũng sẵn chỗ trống, hoặc có thể phải dẹp bỏ chỗ dành cho dây chuyền lắp ráp mẫu điện thoại khác để lấy chỗ lắp ráp PPT. Tất cả những cái tăng lên như trên đòi hỏi chi phí. Với mục đích giảm chi phí để có lãi thì JC sẽ làm gì??? Câu trả lời có thể thấy trong lượng hàng đưa ra từng đợt. Theo em thì JC chẳng tăng cái gì cả, và vẫn tằng tằng sản xuất với tốc độ như trước. Giỏi lắm là tăng ca lên thôi. Vấn đề là cơ hội bán hàng. Trong mấy tuần đầu tiên, thiên hạ vẫn còn háo hức và móc ví ra trả tiền mà không suy nghĩ nhiều lắm. Sau khi phải ủ ê chờ một thời gian, nhìn xung quanh bao nhiêu mẫu điện thoại khác cũng ra mắt cùng thời gian, được quảng cáo tiếp thị ầm ĩ, trong khi đấy những thiếu sót của PPT lại bắt đầu được phát hiện…, thì họ sẽ suy nghĩ nhiều hơn trước khi móc ví trả tiền. Theo em thì BBRY lẽ ra có thể bán được nhiều PPT hơn nếu họ đưa ra được số lượng hàng lớn hơn ngay từ đợt đầu tiên. Dĩ nhiên là ai cũng thấy BBRY và JC phải thận trọng. Nhưng cũng là tiếc cho BBRY. Còn đợt Giáng Sinh tới nữa. Không biết BBRY có đưa ra kịp và đủ số lượng Classic hay không đây. BTW, cái công ty ráp PPT Mexico 6 nghe đâu cũng là một doanh nghiệp gốc gác từ Đài Loan. Túm lại là không thoát khỏi bàn tay mấy anh Tàu.