Với chút kiến thức về BlackBerry, hẳn bạn đã từng nghe về BIS và BES. BIS do các nhà mạng cung cấp, còn BES thì sao?:confused: BES (BlackBerry Enterprise Server) là một gói dịch vụ của RIM dành cho các công ty và doanh nghiệp. Tuy có chữ "máy chủ- server" (Enterpries Server) trong tên gọi nhưng thật sự RIM không hề sản xuất bất cứ một máy chủ nào, cái họ cung cấp chính là một... phần mềm. Trong thực tế, các doanh nghiệp thường cài BES lên các máy chủ ảo của mình để tiết kiệm chi phí và làm giảm số máy chủ thực. Chính vì vậy mà nhiều người thường hay tưởng lầm BES là BlackBerry Enterprise Service. Ưu điểm chính của BES là tính bảo mật rất cao, đồng thời lại dễ quản lý, nên nhiều công ty và doanh nghiệp cần và muốn mua BES. BES cho phép dùng đến hơn 450 lệnh khác nhau để quản lý thiết bị đầu cuối từ máy chủ, bạn có thể điều khiển vài thiết bị hay toàn bộ các thiết bị trong một hệ thống mà không phải quá tốn nhiều công sức. Với BES, bạn thậm chí còn có thể quản lý được tin nhắn SMS, mật khẩu, mã PIN, các ứng dụng của bên thứ ba, hay thậm chí xóa toàn bộ dữ liệu của một thiết bị nào đó từ xa. Nguyên tắc hoạt động của BES - Đầu tiên, một thông điệp sẽ được gửi tới hộp thư Exchange của người dùng, hộp thư này luôn được BES theo dõi thông qua giao thức MAPI (Messaging Application Programing Interface). - Thông điệp này sẽ được nén lại chỉ còn khoảng 2kb và mã hóa bằng giao thức. AES (Advanced Encryption Standard) 256 bit. - BES sẽ kết nối với trung tâm NOC (Network Operations Center) của RIM qua cổng 3101. Kết nối này được thực hiện qua giao thức Outbound Initiated & Authenticated Bi-directional Connection. Điều này đồng nghĩa với việc các kết nối inbound sẽ không bao giờ được cấp phép hoạt động vì máy luôn luôn giữ liên lạc với RIM. - Cuối thông điệp mã hóa sẽ có mã PIN của thiết bị được lưu dưới dạng văn bản đơn thuần để RIM biết phải chuyển nó đi đâu. NOC hoạt động như một “cảnh sát giao thông”, luôn theo dõi để điều chỉnh. - Thông điệp sẽ được chuyển đến các máy BlackBerry qua internet, sử dụng wi-fi hoặc sóng GPRS/3G.của nhà mạng. - Khi thiết bị cần gửi đã nhận được, nó sẽ thực hiện việc giải mã. Đặc biệt, chỉ có đúng thiết bị này và BES có thể giải mã được. Một số chức năng chính. Với cơ chế phức tạp và khá rắc rối, vậy BES sẽ làm được những gì? - Quản lý các IT Policy, các tập đoàn có thể kiểm soát những tính năng nào người dùng được can thiệp hoặc không. - Khóa máy từ xa, thay đổi mật khẩu. - Đưa cấu hình phần mềm xuống máy. - Cập nhật Firmware không dây. - Đồng bộ hóa các thông tin cá nhân (Danh bạ, lịch, ghi chú...). - Đồng bộ hóa email (gửi, nhận, xóa, theo dõi..). - Hỗ trợ các công cụ giao tiếp trong doanh nghiệp như MS Office Communications Server, Lotus Sametime... - Hỗ trợ Mobile Data Services. - Hỗ trợ sao lưu dữ liệu không dây, bạn thậm chí còn có thể sao lưu font chữ, tin nhắn, danh sách cuộc gọi, danh sách mật khẩu hay vị trí đặt icon chương trình… Dùng BES, mắc hay rẻ?:confused: Có hai loại BES là BlackBerry Enterprise Server (BES), và BlackBerry Enterprise Server Express (BESx). BESx hoàn toàn miễn phí, bạn chỉ cần có server và cài đặt nó lên là xong. Nhưng chắc chắn chức năng của những bản miễn phí như BESx sẽ bị giới hạn và không bao giờ bằng BES được. Để có được BES thường, bạn cần phải có: Tại Canada, nơi RIM đặt trụ sở chính, bản quyền phần mềm BES cho phép sử dụng với 20 máy giá 4.799$ CAD. Thêm một máy thì cộng 119$ CAD, năm máy là 539 và mười máy thì 839$ CAD. Phần mềm BES được cập nhật miễn phí (hiện tỷ giá đô la CAD ở Việt Nam gần bằng tỷ giá USD, vào khoảng 22.000VNĐ). Trước đây, RIM và các nhà mạng đã có vài chương trình “khuyến mãi” nhằm quảng cáo cho các dịch vụ của mình, song hiện nay các chương trình ấy đã bị gỡ bỏ để mở đường cho BESx. Chi phí đăng ký dùng cho BES là chi phí một lần duy nhất và sẽ được hỗ trợ 24/24 trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm. Thanks đã đọc bài (Nguồn: CrackBerry)