Wifi đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Đối với hầu hết mọi người, sử dụng điện thoại truy cập vào vào hệ thống wifi ở nhà hay ở công ty trở thành phản xạ tự nhiên. Không những thế, máy tính bàn, tivi, máy chơi game, bộ set-top box – thậm chí cả máy điều hòa nhiệt độ cũng dùng wifi. Mạng không dây đã được phát triển và nâng cấp theo các tiêu chuẩn phổ thông cho phép tất cả các thiết bị trên thế giới có thể tương thích với cùng mạng Wifi. Chuẩn Wifi hiện tại đang được dùng trên hầu hết tất cả thiết bị được gọi là 802.11ac, một dòng bạn có thể thấy ghi trên hộp router. Tiêu chuẩn này cho phép truyền dữ liệu không dây đa trạm với dung lượng lớn hơn 1GB và dung lượng truyền đơn hướng tối thiểu là 500 Mbps, với băng thông vô tuyến lên tới 160MHz. Tiêu chuẩn Wifi ac đã và đang được dùng phổ biến từ năm 2013. Tuy nhiên, tiêu chuẩn wifi vẫn thay đổi không ngừng và chắc chắn chúng ta cũng phải cập nhật kiến thức cho chính mình về các tiêu chuẩn mới sắp tới. Giờ để tôi giải đáp các thắc mắc: Wifi là gì, 802.11ac là gì và Wifi hoạt động như thế nào? Sơ lược về sự phát triển của tiêu chuẩn Wi-Fi Quá trình tiêu chuẩn hóa Wi-Fi được kiểm soát với Liên minh Wi-Fi, một hiệp hội thương mại sở hữu thương hiệu Wi-Fi. Thông thường sẽ có một khoảng thời gian từ khi người ta công bố giao thức mới cho đến khi giao thức này được phổ biến và trong thời gian này, hàng loạt nhà sản xuất có thể cho ra thiết bị tương ứng. Điều này gây ra rất nhiều vấn đề chồng chéo và khả năng tương thích chéo trong quá trình chuyển đổi, điều mà có khi phải tốn vài năm để mọi thứ có thể quay về vị trí trật tự. Tuy thế, tiêu chuẩn Wi-Fi đang bị kiểm soát bởi các thông số khác, gồm tốc độ truyền qua cáp và thiết bị hiện nay. Bạn có thế nhận thấy tốc độ cáp quang cao nhất hiện tại là 1GB. Chúng ta đang trong thời kì ổn định khi mà hầu như ai cũng dùng 802.11ac và chả có nhiều lí do để đẩy mạnh quá trình phát triển. Tuy thế, áp lực vẫn đang gia tăng và những nhà nghiên cứu vẫn đang phát triển các giao thức mới. Tiêu chuẩn hiện tại: IEEE 802.11ac Khi tiêu chuẩn 802.11ac được ra đời, nó có rất nhiều nâng cấp so với tiêu chuẩn cũ 802.11n và đã giải quyết nhiều vấn đề của Wi-Fi. Thế mạnh của tiêu chuẩn hiện tại gồm: - Tốc độ cao hơn: Mỗi chuẩn Wi-Fi mới đều mang lại một bước nhảy vọt về tốc độ. Chuẩn "ac" có thể hoạt động ở kênh 80 MHz hoặc chuyển sang băng tần 5GHz và kênh kép lên tới 160 MHz, cho phép gửi nhiều dữ liệu hơn. Điều này có nghĩa là, với 8 ăng ten 80 MHz, ta có thể đạt tốc độ tối thiểu 3.47 Gbps nhưng vẫn có nhiều thứ hạn chế tốc độ này. Các bản cập nhật mới cũng đã giúp 802.11ac trở nên nhanh hơn. - Hạn chế nhiễu từ thiết bị khác: 802.11n (hoặc các tiêu chuẩn cũ) hoạt động ở băng tần 2.4 GHz, mọi thứ đều chia sẻ băng tần này từ điện thoại không dây, thiết bị Bluetooth, máy giám sát em bé, lò vi sóng. 802.11ac có thể tương thích ngược và dễ dàng sử dụng băng tần 2.4 GHz: vì băng tần này rất dễ định dạng và vẫn sẽ là lựa chọn phổ biến cho tất cả các thiết bị không dây trong nhà. Tuy nhiên, 802.11ac cũng có thể truy cập băng tần 5GHz. Ở tần số này, khoảng cách truyền bị giảm để có thể truyền được nhiều dữ liệu hơn với tốc độ cao hơn. Lợi ích lớn nhất vẫn là giảm được rất nhiều nhiễu ở băng tần 5GHz. Khi bạn thấy một router ghi "dual-band" (hai băng tần), thì bạn có thể hiểu là router này có thể hoạt động ở 5GHz và một router thông minh có thể tự động chuyển thiết bị đến băng tần khác nếu băng tần mặc định bị quá tải. - Tăng cường quản lý stream: tiêu chuẩn 802.11ac mang lại một số thủ thuật trên hệ thống Wi-Fi. Thứ nhất, nó cho phép nhắm vào thiết bị hay còn gọi là khả năng xác định vị trí của một thiết bị và tăng cường tín hiệu trên các thiết bị đó. Điều này giúp giảm thiểu hoặc loại bỏ vùng chết và tăng hiệu suất ở các góc khó nhận tín hiệu. Tiêu chuẩn này cho phép kết nối MU-MIMO (nhiều người dùng, nhiều đầu vào, nhiều đầu ra), một giao thức đang được phát triển cho phép router thực hiện các kết nối độc lập với 4 thiết bị tương thích để tăng tốc và giảm độ trễ. Wi-Fi nhanh hơn có phải là truy cập internet nhanh hơn không? Đây là câu hỏi thường gặp trong quá trình nâng cấp. Câu trả lời là: "Có thể". Nhưng tốc độ interner lại phụ thuộc vào quá nhiều nhân tố vì vậy rất khó nói đúng hay sai. Để dễ hiểu hơn, nếu bạn muốn tốc độ Wi-Fi nhanh nhất có thể, bạn nên làm các bước sau: 1. Kiểm tra nhà cung cấp internet: Bạn có mạng cáp quang tốc độ cao cho phép lên tới 1Gbps chưa? Hầu hết các nhà cung cấp không thể đạt được tốc độ hàng gigabit nhưng nếu bạn có đủ tiền thì vẫn đạt được tốc độ gần bằng. 2. Kiểm tra router: Nếu mấy năm rồi bạn chưa thay router mới, có thể nó sẽ không tương thích với chuẩn ac. Trong trường hợp này, bạn nên nâng cấp router mới có tốc độ cao hơn. Chưa hết, nơi để router cũng rất quan trọng! 3. Kiểm tra các thiết bị không dây: Các thiết bị này thường dùng trên các tiêu chuẩn Wi-Fi khác nhau. Đây không phải vấn đề lớn, vì chúng ra có thói quen thường xuyên thay smartphone hay tablet mới hơn là thay router hay nhà cung cấp internet mới. Nhưng nếu mấy năm nay bạn không đổi thiết bị, bạn cần kiểm tra kĩ thông số của thiết bị. Tương lai của Wi-Fi: IEEE 802.11ad và ax Hai chuẩn Wi-Fi mới này vẫn còn đang được phát triển. Một chuẩn được gọi là 802.11ad. Bạn có nhớ phần trên đã đề cập về việc 802.11ac có thể truy cập băng tần 5GHz là quan trọng không? 802.11ad có thể truy cập băng tần 60 GHz, điều mà hiện tại chỉ có 1 router làm được. Đó là một tần số cực kì cao, nghĩa là khoảng cách cực kì ngắn – chúng ta đang nói về một căn phòng bé tí – và nó cực cực nhanh. 802.11ad cho tốc độ cơ bạn lên tới 7 Gbps một cách dễ dàng, và có thể còn nhanh hơn nếu trong trường hợp thích hợp. Nhiều người gọi đây là tín hiệu Wi-Gig siêu ngắn siêu mạnh. Hiện tại, chúng ta không thể biết trước được 802.11ad sẽ được dùng làm gì. Nhiều người dự đoán là nó sẽ được dùng để thay thế cáp trong cơ sở hạ tầng mạng vì như thế sẽ dễ quản lý hơn. Người khác thì dự đoán điện thoại sẽ tương thích 802.11ad trong tương lai. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta vẫn chưa xác định được chuẩn ad sẽ được đưa vào sử dùng trong mạng gia đinh khi nào và dùng làm gì. Tiêu chuẩn thứ hai cần xét tới là 802.11ax, vốn tập trung vào các đặc tính khác như MU-MIMO cao cấp hơn, kiểm soát tuổi thọ pin tốt hơn, Bluetooth 5.0 và các công nghệ tương tự. Sẽ không có bước nhảy vọt về tốc độ như ở 802.11ad, nhưng vẫn mang lại tốc độ cao hơn 802.11ac và sẽ cực kì thân thiện với các thiết bị thông minh và quản lý nhà cửa. Chỉ chờ thêm một vài năm tới thôi, chuẩn này sẽ trở lên phổ biến trên nhiều thiết bị có sử dụng mạng. DigitalTrends/VnReview