TỔNG HỢP 10 vụ tấn công mạng dữ dội nhất lịch sử

Thảo luận trong 'Tin Tức BlackBerry' bắt đầu bởi GHΩST-ββΣR, 8/6/15.

  1. Theo số liệu thống kê Các vụ tấn công mạng dữ dội nhất lịch sử đều liên quan đến virus máy tính, đánh cắp thẻ tín dụng, lỗ hổng dữ liệu, các biên bản nội bộ bị rò rỉ.

    Cục Quản lý nhân sự Mỹ

    susan-collins.jpg

    Theo CNN, thông tin của 4 triệu nhân viên và cựu nhân viên liên bang Mỹ đã bị lộ trong vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất lịch sử chính phủ Mỹ. Cục quản lý nhân sự Mỹ là đối tượng của cuộc tấn công song dữ liệu của gần như mọi cơ quan chính phủ khác đều bị lấy đi. Các nhà điều tra tin rằng hacker Trung Quốc là thủ phạm.

    Sony Pictures

    f765e34a44dce3edd32f8708b387251e.jpg

    Trường hợp của Sony Pictures có thể xem như “bẽ bàng” nhất trong lịch sử. Hàng loạt các biên bản nội bộ đáng xấu hổ, dữ liệu nhân viên, bí mật doanh nghiệp đã bị hacker “tung hê” lên mạng. Tất cả chỉ vì nhóm hacker có liên quan đến Triều Tiên muốn Sony ngừng công chiếu “The Interview”, bộ phim hài giả tưởng về kế hoạch ám sát Chủ tịch Kim Jong Un. Dù đã vài tháng sau cuộc tấn công, Sony Pictures vẫn chưa giải quyết hoàn toàn mọi hậu quả, máy tính và tài khoản email vẫn bị đóng băng.

    Spamhaus


    4627829fa3acb79297e7e22ef7f665da.png

    Tháng 3/2013, dịch vụ chống tin nhắn rác Spamhaus đã phải hứng chịu một trong những cuộc tấn công mạng ác liệt nhất, sử dụng nhiều máy chủ và băng thông hơn bất kỳ cuộc tấn công nào khác. Tại phần lớn khu vực châu Âu, nơi Spamhaus hoạt động, tốc độ truy cập chậm đáng kể.

    Kẻ tấn công đã dùng gần 100.000 máy chủ để gửi đi 300 gigabit lưu lượng mỗi giây, lớn gấp 3 lần cuộc tấn công mạng do Iran tài trợ nhằm vào website các ngân hàng Mỹ trong nhiều ngày của tháng 9/2012.

    Heartland

    8b493e79faa2485e4471a76a14b188f8.png

    Trong vụ rò rỉ dữ liệu thẻ tín dụng lớn nhất lịch sử, hacker đã “cuỗm” 130 triệu số thẻ tín dụng và các thông tin khác từ hệ thống thanh toán Heartland. Cuối cùng, Heartland phải chi hơn 110 triệu USD cho Visa, MasterCard, American Express và các công ty thẻ tín dụng khác để dàn xếp các khiếu nại liên quan đến lỗ hổng.

    Conficker

    5b0599a84b358de8a825d33607646be2.png

    Sâu máy tính lớn nhất lịch sử đã nhiễm độc hàng chục triệu máy tính Windows tại hơn 200 quốc gia. Máy tính của chính phủ Anh bị thiệt hại nặng nề. Điều khiến Conficker khó ngăn cản là nó nhiễm độc một máy rồi phát tán sang các máy khác cùng mạng lưới một cách tự động mà không có bàn tay của con người. Sau đó, nó vô hiệu hóa các dịch vụ hệ thống, phần mềm bảo mật quan trọng, tự tải về các tập tin và cản trở người dùng truy cập website để tải bản cập nhật bảo mật.

    Target


    c1791210925f7aec96c8a0c7db8b3a11.jpg

    Năm 2013, Target cho biết 110 triệu khách hàng đã bị hack. Target bị tấn công đúng vào thời điểm nhạy cảm nhất: cao điểm mùa mua sắm cuối năm. Hacker đột nhập thành công vào hệ thống thanh toán của Target sau khi đánh cắp tài khoản đăng nhập máy tính từ công ty bảo trì điều hòa và nhiệt độ cho Target. Chúng lấy đi 40 triệu số thẻ tín dụng và thông tin cá nhân từ 70 triệu tài khoản trên mạng.

    Anthem

    aa4d4b303122d97eed35197e5e31a7cd.jpg

    Đầu năm 2013, hàng chục triệu khách hàng của công ty bảo hiểm Anthem bị hacker tấn công. Thông tin bao gồm tên, sinh nhật, số thẻ y tế, số thẻ an sinh xã hội, địa chỉ, email, thông tin nghề nghiệp (gồm cả thu nhập). Cơ sở dữ liệu bị xâm nhập chứa bản ghi của 80 triệu khách hàng. Thậm chí, bản thân Tổng Giám đốc Athem Joseph Swedish cũng thừa nhận ông là nạn nhân trong vụ này.

    TJX

    270ab3ade485240bc1192c0bd22067fe.jpg
    Năm 2005, hacker tấn công hệ thống thanh toán của TJX, công ty sở hữu T.J. Maxx, Home Goods và Marshalls. Trong vài tháng, chúng đánh cắp dữ liệu thẻ của 94 triệu khách hàng. Albert Gonzalez cuối cùng bị bắt và phạt tù 20 năm vì đứng sau vụ tấn công.

    Sony PlayStation

    92d4f31da3cdc420b6f1d0ee57c4cd1b.jpg

    Mùa xuân năm 2011 là thời điểm khó quên đối với Sony khi công ty liên tiếp hứng chịu các cuộc tấn công vào các bộ phận khác nhau, dẫn đến 77 triệu tài khoản thẻ tín dụng bị đánh cắp. Tồi tệ nhất phải kể đến mạng lưới chơi game PlayStation. Tháng 4/2011, Sony nhận thấy có sự xâm nhập từ bên ngoài vào hệ thống, ảnh hưởng đến PlayStation Network và dịch vụ giải trí Qriocity.

    JPMorgan Chase

    771d39a1df2adccaf64a3e3c02c37eec.jpg

    Hacker đánh cắp thông tin liên lạc của 76 triệu khách hàng Chase, 7 triệu doanh nghiệp nhỏ vào tháng 10/2014. Tên, địa chỉ, số điện thoại, email của họ đều bị lộ. Ngân hàng cho biết hacker không lấy được thông tin tài khoản như số tài khoản, ID người dùng, ngày sinh hay số thẻ an sinh xã hội.

    Experian

    0f3eafb4fdbf90c9d2eaa75a2f21df3f.png

    Experian không biết rằng đã bán dữ liệu của hàng triệu người Mỹ cho một tên lừa đảo, sau đó tên này bán cho bọn trộm cắp danh tính khắp thế giới. Experian giữ kín về cuộc tấn công nên không thể biết bao nhiêu người đã bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các chuyên gia bảo mật tin rằng quy mô của nó rơi vào hàng lớn nhất lịch sử.


    GHΩST-ββΣR -BBVN.net
    Nguồn: ICTnews​
     
    GHΩST-ββΣR

    GHΩST-ββΣR
    Expand Collapse

    Well-Known Member

    Tham gia ngày:
    17/6/13
    Bài viết:
    682
    Đã được thích:
    990

Chia sẻ trang này

PING